moitruongplus Dù đã có biên bản yêu cầu ngừng thi công trên đất trạm bơm số 7 nhưng ông Lý Quang Thanh vẫn cố tình vi phạm. Điều đáng nói, UBND phường Thịnh Lang lại "ngó lơ”, không xử lý dứt điểm.
Bức xúc trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình cho biết: Công ty đã nhiều lần gửi văn bản tới UBND phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình với mong muốn được giải quyết dứt điểm việc lấn chiếm đất và xây dựng trái quy định tại trạm bơm số 7 của gia đình ông Lý Quang Thanh nhưng đến nay vẫn không được giải quyết.
Từ đất có pháp lý rõ ràng…
Ngày 20/7/1976, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình (nay là tỉnh Hoà Bình) đã ký quyết định số 210/QĐ-XDCB nêu rõ: "Điều 1: Nay cấp cho Ban kiến thiết công trình Hòa Bình, thuộc Ban quản lý xây dựng công trình sông Đà 0,32ha đất thuộc xóm Thịnh Minh, xã Thịnh Lang và xóm Dè, xã Hoà Bình, huyện Kỳ Sơn để xây dựng trạm bơm nước và bể nước chứa phục vụ công trường thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà”.
Còn tại Quyết định số 290 QĐ/UB ký ngày 27/10/1982 đã cho phép Ban quản lý công trình thủy điện Hòa Bình được sử dụng 1.600m2 đất ở xóm Thịnh Minh, xã thịnh Lang, thị xã Hoà Bình để xây dựng giếng khai thác nước ngầm KT9 thuộc trạm bơm Thịnh Minh (có sơ đồ tỷ lệ 1:2000 kèm theo).
Đến văn bản số 107/CV-CPNS ngày 29/1/2021 về việc Giải phóng mặt bằng trạm bơm số 7 thuộc phường Thịnh Lang cũng khẳng định đất trạm bơm số 7 là của Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình.
Quyết định số 210/QĐ-XDCB và quyết định số 290 QĐ/UB đã cho thấy đất trạm bơm số 7 thuộc Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình, không phải đất trồng cây lâu năm hay đất khai hoang.
Trên bản đồ địa chính đo đạc quy chủ năm 2001 và sổ mục kê do phường Thịnh Lang quản lý, thửa đất số 42, tờ bản đồ số 17 nằm trong thửa đất số 23,24 do UBND phường quản lý, nguồn gốc đất là đất nằm trong diện tích đất giếng khoan cung cấp nước sạch từ thời xây dựng thuỷ điện sông Đà, sau này nhà máy nước Hòa Bình tiếp quản tại các điểm giếng khoan nằm trên địa bàn phường.
Có thể thấy, thông qua các văn bản pháp lý thì đất trạm bơm số 7 thuộc về Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình với mục đích sử dụng cung cấp nước sạch cho nhân dân của phường Thịnh Lang cùng các vùng lân cận.
Văn bản 174/CV- UBND phường Thịnh Lang trả lời ông Lý Quang Thanh về việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tổ 7 đã khẳng định nguồn gốc thửa đất số 23,24 tờ bản đồ 17 nằm trong diện tích đất giếng khoan cung cấp nước sạch từ thời thời xây dựng thuỷ điện sông Đà, sau này nhà máy nước Hòa Bình tiếp quản tại các điểm giếng khoan nằm trên địa bàn phường.
…Bỗng hoá đất trồng cây lâu năm, được hợp thức hóa quyền sử dụng đất
Dẫu đã có pháp lý đầy đủ về mặt pháp luật nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà thửa đất số 24 với diện tích 340,5m2 và thửa số 23, diện tích 188,1m2 trên bản đồ số 17 (tức trạm bơm số 7) lại trở thành đất trồng cây lâu năm và được UBND phường Thịnh Lang hợp thức hóa quyền sử dụng đất vào năm 2011.
Nguồn gốc của đất lại được xác định mới hoàn toàn, tức: "Năm 2011, ông Lý Quang Thanh mua lại của bà Đỗ Thị Văn và ông Nguyễn Văn Lập. Ngay sau đó, ông Thanh đã xin xác nhận hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho thửa đất số 23, 24 này". Đến năm 2015, ông Lý Quang Thanh xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được UBND phường Thịnh Lang lập hồ sơ xin, loại đất CLN (tức đất trồng cây lâu năm).
Đáng nói, thông báo số 14/TB-UBND ngày 14/4/2015 của UBND phường Thịnh Lang đã xác định nguồn gốc đất do bà Đỗ Thị Vân canh tác từ năm 1989 theo hồ sơ địa chính năm 2001, đến năm 2011 chuyển nhượng lại cho ông Lý Quang Thanh.
Việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất của UBND phường Thịnh Lang là trái với quy định.
Khi đã được hợp thức hóa quyền sử dụng đất, ông Thanh đã ngang nhiên tự ý tổ chức san ủi, thiết lập tường rào nhằm lấn chiếm đất. Mặc cho Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình đã nhiều lần báo cáo và trực tiếp làm việc với UBND phường Thịnh Lang nhưng đều không được xử lý triệt để.
Công trình được xây dựng và hoàn thiện trái quy định pháp luật ngay trong thời gian đang tranh chấp pháp lý, nhưng chính quyền phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình không xử lý.
Để đến khi sự việc xảy ra với mức độ nghiêm trọng, thì UBND phường Thịnh Lang mới ban hành thông báo số 11/TB-UBND ngày 20/0102022 về việc không được thi công xây dựng kho trên đất tại trạm bơm số 7, yêu cầu ông Thanh phải giữ nguyên hiện trạng đất không phát sinh tài sản trên toàn bộ thửa đất.
Chính động thái không quyết liệt và xử lý nghiêm những sai phạm này mà ông Thanh vẫn ngang nhiên tiếp tục thi công và hoàn thiện công trình nhà xưởng trên đất trạm bơm số 7.
Phường Thịnh Lang Lập biên bản vi phạm xong "ngó lơ" cho hoàn thiện và tồn tại ngày trong thời gian tranh chấp pháp lý.
Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng đã có buổi làm việc với đại diện UBND phường Thịnh Lang để làm rõ về vấn đề này. "Năm 2001, UBND phường tiến hành đo đạc đất đai thực hiện đúng luật Quản lý đất đai năm 1993. Tuy nhiên, vị trí trạm bơm số 7 lại không được thể hiện trên bản đồ địa chính trên tổng số 3 điểm trạm bơm và chỉ được ghi là vườn trồng cây lâu năm", cán bộ địa chính UBND phường Thịnh Lang khẳng định.
Đại diện Phường cũng cho biết thêm: "Nguồn gốc đất của ông Thanh đã được các đơn vị cơ quan đo đạc xác nhận từ năm 2011. Do đó, dù đã lập biên bản không xây dựng trên đất tranh chấp nhưng ông Thanh cũng làm cam kết xây dựng tạm thời cho đến khi giải quyết tranhchấp, nếu đất của Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình thì sẽ tự động trả lại mặt bằng và tháo dỡ công trình. Điều này được UBND phường Thịnh Lang chấp thuận”.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Bình - Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang cùng ông Tuấn - Cán bộ địa chính trong buổi làm việc cùng PV Môi trường và Đô thị Việt Nam
Theo quy định về "Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện” : "Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày; Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai: không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành”.
Thế nhưng, từ năm 2019 đến nay UBND phường Thịnh Lang vẫn chưa giải quyết dứt điểm sự việc, vẫn tạo điều kiện cho hộ dân xây dựng trái quy định trên phần đất đang tranh chấp pháp lý... Việc làm chậm trễ này của UBND phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình đã khiến dư luận hết sức bất bình và gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn.
Để công tác quản lý đất đai, xây dựng được chặt chẽ, đúng quy hoạch... Kính đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình, Sở TNMT tỉnh Hòa Bình, UBND thành phố Hòa Bình và các sở ngành liên quan sớm vào cuộc chỉ đạo, làm rõ ranh giới đất tại trạm bơm số 7 và xử nghiêm hành vi vi phạm lấn chiếm đất đai, xây dựng trái quy định pháp luật tại tổ 7 phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.