moitruongplus Hà Nội đã thống nhất mở 2 đường bay (Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày, bắt đầu từ ngày 10/10.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long cho biết, tại cuộc họp với Bộ GTVT chiều 8/10, Sở GTVT TP Hà Nội thống nhất mở 2 đường bay (Hà Nội - TP.HCM và Hà Nội - Đà Nẵng) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày trong 10 ngày đầu, từ ngày 10/10.
Với sự thống nhất của Hà Nội, Bộ GTVT sẽ điều chỉnh lại kế hoạch mở đường bay nội địa từ 10/10, thay vì chỉ mở 10 đường bay giữa các địa phương như trước.
Việc mở các đường bay nội địa được Bộ GTVT xúc tiến từ đầu tháng 10 với việc lấy ý kiến của các địa phương để đảm bảo phòng chống dịch.
Cũng trong chiều nay (8/10), Bộ GTVT cho biết, ngày 1/10, Cục Đường sắt Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng và gửi xin ý kiến 24 tỉnh/thành phố về kế hoạch tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải bằng đường sắt.
Dự kiến giai đoạn 1 sẽ tổ chức lại 2 tuyến như sau: Tuyến Đường sắt Thống nhất có 1 đôi tàu/1 ngày (đón tiễn hành khách tại 39 ga); Tuyến Hà Nội – Hải Phòng có 1 đôi/1 ngày (đón tiễn hành khách tại 08 ga).
Tính đến chiều ngày 8/10, đã có 2 địa phương là TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Trị nhất trí với dự thảo kế hoạch trên.
Với đường sắt, UBND Hà Nội vẫn đề nghị tạm dừng đón trả khách tại ga Hà Nội, nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thủ đô nên việc phục hồi vận tải hành khách phải thận trọng và có phương án, giải pháp và lộ trình rất cụ thể.
Hiện nay, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mong muốn và đề nghị các địa phương ủng hộ để sớm khôi phục lại vận tải đường sắt. Đồng thời, ngành cam kết phục vụ cộng đồng an sinh xã hội, phối hợp tốt nhịp nhàng với các cơ quan chức năng và địa phương.
Hà Nội đã thống nhất mở 2 đường bay (Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày, bắt đầu từ ngày 10/10. (Ảnh:Internet)
Sở GTVT TP.HCM cũng mong muốn nối lại các tuyến vận tải đường sắt để phục vụ đưa người dân về quê và đón người dân có nhu cầu quay lại khu vực miền Nam để lao động.
Trước đó, ngày 29/9, lãnh đạo Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng, đề nghị chỉ đạo Bộ GTVT chưa mở lại đường bay nội địa đến thủ đô.
Trong 19 địa phương trả lời về kế hoạch mở đường bay, Hà Nội là một trong ba địa phương không đồng tình. Trong văn bản trả lời Cục Hàng không, UBND Hà Nội đề nghị làm rõ nhiều nội dung như tiêu chí với hành khách đi máy bay, như khách phải thuộc vùng xanh. Với hành khách thuộc vùng có mức độ dịch ở cấp 3-4 cần được sự cho phép của chính quyền nơi đi và sự tiếp nhận của nơi đến.
Hôm qua, Bộ GTVT tiếp tục đề nghị UBND Hà Nội hai phương án mở đường bay với tần suất thấp. Thứ nhất, tổ chức chuyến bay hai chiều giữa Hà Nội và TP. HCM, tần suất 2 chuyến khứ hồi mỗi ngày.
Phương án thứ hai, chở khách một chiều từ Hà Nội đi TP.HCM với tần suất ban đầu là 4 chuyến mỗi ngày; chiều ngược lại có thể chở hàng, không chở khách.
Việc Hà Nội không đồng ý mở đường bay mấy ngày qua, cùng với vị trí quan trọng của sân bay Nội Bài đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại sẽ gây khó cho kế hoạch mở lại đường bay nội địa.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.