moitruongplus Cùng với sự tặng trưởng về kinh tế, Quảng Ninh tỉnh cũng phải đối mặt với những thách thức, xung đột lớn, đặc biệt là việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn các giá trị cảnh quan, cũng như bảo vệ môi trường.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Quảng Ninh đã tích cực chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao; giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng; khai thác than bền vững, tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường...
Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo vệ môi trường còn thể hiện rõ ở việc ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong xử lý chất thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi trong các khu dân cư và sản xuất nông nghiệp. Đến nay, cơ bản các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng rộng rãi công nghệ vi sinh, công nghệ màng lọc AAO để xử lý nước thải y tế; sử dụng hệ thống công nghệ vi sóng tích hợp nghiền cắt trong cùng khoang để xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm thành chất thải thông thường, không còn mầm bệnh lây nhiễm...
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã từng bước hoàn thành quy hoạch và tập trung ưu tiên nguồn lực phát triển các khu, cụm, cơ sở công nghiệp theo hướng chuyển dịch lên phía Bắc, phía Tây, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và tách xa khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long; ưu tiên công nghiệp vật liệu xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, đảm bảo sản xuất xanh và áp dụng mô hình quản lý tiên tiến.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh hiện cũng đều sử dụng rộng rãi chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải gia súc, gia cầm và rơm, rạ thành phân hữu cơ; sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý ao đầm nuôi tôm công nghiệp; xây dựng hầm biogas... Qua đó, vừa góp phần giải quyết vấn đề năng lượng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng dân cư và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Một góc Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh. Ảnh: Tư liệu
Với quan điểm "Kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”, thời gian qua, công tác bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục được Quảng Ninh chú trọng. Trong đó, nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến đã được đầu tư và ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực của tỉnh.
Không chỉ được ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm, công nghệ tiên tiến còn được tỉnh chú trọng áp dụng vào việc giám sát chất lượng môi trường và quản lý tài nguyên. Tỉnh cũng đã ban hành Quy chế quản lý, vận hành Hệ thống quan trắc môi trường tự động; chỉ đạo tổ chức chuyển tải liên tục, trực tiếp thông tin, dữ liệu tới Bộ TN&MT, UBND các địa phương, công khai thông tin môi trường cho người dân được biết, giám sát.
Tỉnh cũng đã phê duyệt và tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo mạng điểm, trong đó giai đoạn 2015-2019 đã triển khai 140 điểm quan trắc; giai đoạn 2020-2025 dự kiến sẽ triển khai 382 điểm (tăng gấp 2,7 lần); đồng thời tăng cường tần suất quan trắc đối với một số môi trường thành phần quan trọng như môi trường nước mặt phục vụ mục đích sinh hoạt 12 lần/năm/điểm (gấp 2 lần so với giai đoạn 2015-2019 là 6 lần/năm/điểm); bổ sung mạng điểm quan trắc môi trường đất, trầm tích khu vực ven biển ngoài vịnh Hạ Long; tổ chức quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản gồm 90 điểm quan trắc thuộc 18 vùng nuôi tại 9 địa phương để giám sát, cảnh báo, định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh...
Với nhiều giải pháp quyết liệt, được triển khai đồng bộ và nghiêm túc, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo vệ môi trường tự nhiên của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, giúp tỉnh từng bước hiện thực hóa mục tiêu "lấy phát triển văn hóa, xây dựng văn minh sinh thái, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm” trong giai đoạn 2020-2025.
Trong giai đoạn 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng và phát triển của Quảng Ninh luôn gấp 1,5 lần cả nước. Người dân tại đây cũng luôn nằm trong top những địa phương có GDP bình quân đầu người cao nhất, ở mức 4.050 USD. Trong quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030 của tỉnh, Quảng Ninh sẽ là một trong ba đầu tàu kinh tế của miền Bắc bên cạnh Hà Nội và Hải Phòng.
|
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.