moitruongplus Việc thành lập Văn phòng đại diện Công đoàn các KCN&CX Hà Nội sẽ chuyển tải nhanh, kịp thời các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch công tác của Công đoàn cấp trên đến Công đoàn cơ sở và đoàn viên
Tại cuộc họp về việc triển khai Đề án thí điểm thành lập Văn phòng đại diện Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) Hà Nội diễn ra chiều 27/9 do đồng chí Nguyễn Phi Thường ,Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã chủ trì.
Văn phòng đại diện sẽ là cánh tay nối dài giúp Công đoàn các KCN&CX Hà Nội sát hơn với Công đoàn cơ sở và người lao động. Ảnh minh họa
Các ý kiến đã nhận thấy Công đoàn các KCN&CX Hà Nội được xác định là địa bàn trọng yếu, có tính chiến lược trong hoạt động của Công đoàn Thủ đô. Việc thành lập Văn phòng đại diện Công đoàn các KCN&CX Hà Nội sẽ chuyển tải nhanh, kịp thời các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch công tác của Công đoàn cấp trên đến Công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động; tạo điều kiện thuận lợi để Công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động liên hệ công tác được nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Các đại biểu đã đánh giá cao sự cần thiết của việc thành lập Văn phòng đại diện Công đoàn các KCN&CX Hà Nội; đồng thời tập trung thảo luận về nhiệm vụ, số lượng, tổ chức bộ máy… của Văn phòng đại diện.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đánh giá, việc triển khai Đề án thí điểm thành lập Văn phòng đại diện các KCN&CX Hà Nội là cần thiết, Văn phòng đại diện sẽ là cánh tay nối dài giúp Công đoàn các KCN&CX Hà Nội sát hơn với Công đoàn cơ sở và người lao động.
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đề nghị cần căn cứ vào điều kiện nhân lực, nhiệm vụ để lựa chọn thí điểm thành lập Văn phòng đại diện tại KCN có đông người lao động như KCN Thăng Long, Quang Minh…; đồng thời cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ hoạt động, chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng đại diện; cần bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết làm việc tại các Văn phòng đại diện...
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.