moitruongplus Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo lãnh thổ, định hướng của Đồng Nai trong chuyển dịch công nghiệp về vùng nông thôn nhằm mục tiêu nâng giá trị sản xuất ngày càng gia tăng trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Là một tỉnh có thế mạnh phát triển khu công nghiệp, Đồng Nai cũng có nhiều tiềm năng đầu tư cụm công nghiệp (CCN) để thu hút các cơ sở sản xuất, kinh doanh vào hoạt động tập trung, nhất là các địa phương thuộc khu vực 2, nông thôn, miền núi.

Việc phát triển hạ tầng CCN thời gian qua rất chậm, từ đó kéo theo cơ cấu giá trị, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở những địa phương này xuống thấp so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn thông qua việc đầu tư hạ tầng các CCN được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn thông qua việc đầu tư hạ tầng các CCN được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh minh họa

Những năm qua, thế mạnh về công nghiệp của Đồng Nai chủ yếu tập trung tại các địa phương vùng 1 là: Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom. Khu vực vùng 2 gồm: Long Khánh, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ còn chưa như kỳ vọng. Ở những địa phương này, Đồng Nai khuyến khích phát triển công nghiệp gắn liền với nông nghiệp như: chế biến nông sản, thực phẩm, các ngành nghề có tiềm năng sử dụng lao động địa phương để giải quyết việc làm dôi dư. Ngoài ra, những ngành nghề truyền thống, cơ khí phục vụ nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp cũng là mục tiêu để đầu tư.

Kỳ vọng là thế, song một thực tế là kết quả thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 cho thấy sản xuất công nghiệp ở vùng 2 chỉ chiếm 5,75% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Trong đó, Cẩm Mỹ là địa phương có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất do hạ tầng công nghiệp không phát triển. Tại địa phương này, hạ tầng khu, CCN chưa được triển khai xây dựng.

Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo lãnh thổ, định hướng của Đồng Nai trong chuyển dịch công nghiệp về vùng nông thôn nhằm mục tiêu nâng giá trị sản xuất ngày càng gia tăng trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của tỉnh. Trong đó tính toán tới quy hoạch thêm các khu, CCN ở các địa phương khu vực nông thôn còn nhiều quỹ đất, gắn liền với sự phát triển của hạ tầng giao thông. Đồng thời, tạo sự sẵn sàng về mặt bằng sản xuất cho việc đón nhận làn sóng đầu tư mới của những năm tiếp theo.

Song song đó là đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các CCN, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư hạ tầng hoàn thiện các hạng mục. Hình thành các CCN chuyên ngành về sản xuất, chế biến nông sản - thực phẩm để thu hút DN thứ cấp vào xây dựng nhà máy sản xuất.

Riêng đối với thu hút DN đầu tư vào vùng nông thôn là sẽ ưu tiên cho các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp giá trị công nghệ cao và góp phần tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.

Khi mức độ thu hút đầu tư CCN không được DN quan tâm nhiều như khu công nghiệp thì phải có giải pháp để hỗ trợ. Để từng bước thực hiện nội dung trên, Đồng Nai đã ban hành nghị quyết về chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển CCN do ngân sách địa phương đảm bảo trong giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, sẽ hỗ trợ ứng vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng CCN, hỗ trợ chỉnh trang cơ sở hạ tầng các CCN đã lấp đầy trên 50% diện tích đất, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường... Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai sẽ phấn đấu thu hút, hỗ trợ đầu tư hạ tầng được từ 5-7 CCN, khuyến khích các chủ đầu tư triển khai nhanh xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng cho DN thứ cấp kinh doanh ổn định, góp phần phát triển kinh tế công nghiệp ở các địa phương khu vực nông thôn.

Một trong những giải pháp để tạo sự đồng bộ và sức thu hút cho phát triển CCN ở nông thôn là đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, việc đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, kết nối với các trục chính sẽ mở rộng không gian phát triển, trên cơ sở đó phát triển các khu, CCN và thu hút nhiều hơn DN về các địa phương vùng nông thôn cũng như xây dựng các cơ chế, chính sách mới để DN yên tâm phát triển.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.