moitruongplus Trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 79.673 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang rút lui khỏi thị trường. Trong đó, doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có quy mô vốn 20-50 tỷ đồng tăng 45,3%, quy mô vốn 50-100 tỷ đồng tăng 23,4%, quy mô vốn trên 100 tỷ đồng tăng 32,3%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt khó khăn như: thiếu hụt dòng tiền; chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng; lưu thông hàng hóa bị cản trở; tạm dừng sản xuất tại các khu công nghiệp; khó tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ. 

 Nhiều doanh nghiệp thiếu trầm trọng nguồn tiền để chi trả lương, bảo hiểm, vốn vay, thuê mặt bằng...

Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính từ ngày 10/6/2020 đến nay, tại 14 tổ chức tín dụng lớn, có khoảng 600.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nếu tính trên toàn hệ thống, số dư nợ còn lớn hơn rất nhiều. Nhiều khoản nợ giải ngân từ thời điểm đó  đến nay có khả năng bị chuyển thành nợ xấu.

Theo các hiệp hội ngành hàng, nhiều doanh nghiệp trong tình trạng thiếu trầm trọng nguồn tiền để chi trả lương, bảo hiểm, vốn vay, chi phí thuê mặt bằng,... Trong khi doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động thì không có nguồn thu, còn doanh nghiệp vẫn hoạt động thì đối mặt với các chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng, giá bán giảm. Ngoài ra, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương rất khó khăn, nhất là các tuyến ra cảng biển, do phương án kiểm soát phòng dịch không thống nhất trên cả nước.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội khảo sát nhanh gần 1.500 doanh nghiệp thành viên trên địa bàn TP trong tháng 6/2021 cho thấy, chỉ có 1,41% hoạt động tốt trong dịch bệnh, trong khi đó có tới trên 57% hoạt động cầm chừng và 2,6% tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể.

Trước tình hình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã trình Thủ tướng Chính phủ, đề nghị thành lập tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tổ công tác đặc biệt sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thiếu hụt dòng tiền, giá thành sản xuất hàng hóa tăng, lưu thông hàng hóa khó khăn, tình trạng dịch bùng phát tại các khu công nghiệp và việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Theo Doanh nghiệp Hội nhập

Các tin khác


Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch ''Giờ Trái đất 2022''

Mới đây, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) thông tin, hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2022 với chủ đề “Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ”

Đắk Nông: Cần làm rõ hoạt động từ mỏ đá của Cty Trường Hải

Mới đây, người dân xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông phản ánh về việc, người dân bị “tra tấn” bởi tiếng ồn của máy nghiền đá và bụi mù mịt, gây ô nhiễm môi trường từ mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng Trường Hải tại thôn 5, xã Thuận Hà.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp tổn thất do Sở kế hoạch và đầu tư sửa đổi ĐKKD trái quy định

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh sửa đổi đăng kí kinh doanh trái quy định, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Bài 3: Chính quyền có đang “tiếp tay” cho vi phạm của Công ty TNHH Sơn Đồng?

Báo chí phản ánh, huyện Chương Mỹ vào cuộc chỉ đạo Chủ tịch xã Tiên Phương kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, giao thông đường bộ đối với ông Nguyễn Văn Tiễn-Công ty TNHH Sơn Đồng, nhưng Chủ tịch xã vẫn làm ngơ trước vi phạm.

Thoái vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội (HNX), UBND tỉnh Sơn La sẽ thoái một phần vốn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La (Sơn La Urenco) thông qua hình thức bán đấu giá cổ phần.

Bình Phước: Xử phạt 192 triệu đồng HTX Phương Thảo ngang nhiên xả thải ra môi trường

Sở TNMT tỉnh Bình Phước đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 192 triệu đồng đối với HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thương mại Phương Thảo do vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Đồng thời, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT.