moitruongplus Đây là tiền đề để Hải Phòng đạt mục tiêu thu hút đầu tư FDI 5 tỉ USD/năm trong 5 năm tới.

Trong 3 quý năm 2021, TP Hải Phòng đã thu hút hơn 2,8 tỉ USD từ nguồn đầu tư nước ngoài, gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đây là kết quả đáng ghi nhận, đưa Hải Phòng trở thành một trong những "điểm sáng" thu hút FDI của cả nước. Ngoài việc kiểm soát tốt dịch bệnh, TP Hải Phòng có nhiều cách làm mới, đặc biệt trong cải cách hành chính, mở rộng khu, cụm công nghiệp để đón các nhà đầu tư.

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiều. Ảnh: Interner 

Vừa qua, Tập đoàn LG (Hàn Quốc) đã "rót" thêm 1,4 tỷ USD vào công ty "con" của mình là dự án LG Display tại TP Hải Phòng, nâng tổng số vốn đầu tư tại Hải Phòng lên 4,65 tỉ USD, trở thành dự án FDI lớn nhất tại thành phố này.

Trong 8 tháng đầu năm, nhiều dự án FDI được đầu tư mới hoặc điều chỉnh tăng vốn tại Hải Phòng, như: Công ty TNHH điện tử Tongwei (KCN An Dương) tăng 31 triệu USD, Công ty Ohsung Vina (KCN Tràng Duệ) tăng 19 triệu USD, Công ty Shanghai Moons Electronics đầu tư 18 triệu USD tại KCN VSIP... Các dự án đang ngày càng chuyển từ đầu tư chiều rộng sang chiều sâu, với vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường...

Hải Phòng là địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh, đặc biệt rất quan tâm phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, đây là điều kiện và là động lực khiến nhà đầu tư an tâm.

Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thời gian qua, lãnh đạo thành phố, các ban ngành chức năng của Hải Phòng thường xuyên trực tiếp đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp. 

Đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết đã chuẩn bị cho kế hoạch năm 2022 mục tiêu thu hút tối thiểu 3 tỉ USD, cho nên phải chuẩn bị các điều kiện ngay từ bây giờ. Khu kinh tế Hải Phòng tập trung chuẩn bị xây dựng các khu công nghiệp mới, chuẩn bị sẵn mặt bằng, quỹ đất, giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân. Trước hết, tập trung cho các khu công nghiệp đã có quyết định thành lập để giải phóng mặt bằng, trong đó có giải phóng mặt bằng cho KCN Deep C3, các khu công nghiệp như VSIP, An Dương, mở rộng KCN Tràng Duệ giai đoạn 3 để đủ quỹ đất, tạo ra thu hút đầu tư...

Tại buổi làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, ông Trần Lưu Quang - Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức trong thu hút đầu tư mà Hải Phòng sẽ gặp phải trong thời gian tới khi phân tích các điều kiện thực tế và đặt Hải Phòng trong mối tương quan với các địa phương lân cận như: Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương...

Theo ông Trần Lưu Quang, Quảng Ninh với thế mạnh trong cải cách thủ tục hành chính, Thái Bình với khu kinh tế ven biển 3.000 ha và đang có lợi thế của người đi sau, khắc phục được điểm yếu của các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng hay Hải Dương vốn có truyền thống thu hút FDI và vị trí gần Thủ đô... Vì vậy, ngoài việc chủ động tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn, Hải Phòng cần khắc phục ngay những hạn chế, đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính... để phục vụ các nhà đầu tư.


Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh: "Nhà đầu tư đến, họ quan tâm 2 điều: Có lao động không, đặc biệt là lao động chất lượng cao; thái độ ứng xử của chính quyền. Chúng ta đang cần nhà đầu tư cho sự phát triển; tâm thế chung, nguyên tắc chung là chúng ta là người những người phụ vụ các nhà đầu tư. Về lao động, cần đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội để thu hút hơn nữa nhiều lao động tại các địa phương".

Trên địa bàn Hải Phòng hiện nay có 12 Khu công nghiệp đang hoạt động với tỉ lệ lấp đầy trung bình của các KCN là 62,5%. Với phương châm "xây tổ đón đại bàng", trong giai đoạn 2021 - 2025, Hải Phòng sẽ xây dựng thêm 15 khu công nghiệp mới, với tổng diện tích trên 6.200 ha. Đây là tiền đề để Hải Phòng đạt mục tiêu thu hút đầu tư FDI 5 tỉ USD/năm trong 5 năm tới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ 16 đã đề ra./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch ''Giờ Trái đất 2022''

Mới đây, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) thông tin, hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2022 với chủ đề “Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ”

Đắk Nông: Cần làm rõ hoạt động từ mỏ đá của Cty Trường Hải

Mới đây, người dân xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông phản ánh về việc, người dân bị “tra tấn” bởi tiếng ồn của máy nghiền đá và bụi mù mịt, gây ô nhiễm môi trường từ mỏ đá của Công ty TNHH xây dựng Trường Hải tại thôn 5, xã Thuận Hà.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp tổn thất do Sở kế hoạch và đầu tư sửa đổi ĐKKD trái quy định

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh sửa đổi đăng kí kinh doanh trái quy định, gây tổn thất cho doanh nghiệp.

Bài 3: Chính quyền có đang “tiếp tay” cho vi phạm của Công ty TNHH Sơn Đồng?

Báo chí phản ánh, huyện Chương Mỹ vào cuộc chỉ đạo Chủ tịch xã Tiên Phương kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, giao thông đường bộ đối với ông Nguyễn Văn Tiễn-Công ty TNHH Sơn Đồng, nhưng Chủ tịch xã vẫn làm ngơ trước vi phạm.

Thoái vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội (HNX), UBND tỉnh Sơn La sẽ thoái một phần vốn tại Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La (Sơn La Urenco) thông qua hình thức bán đấu giá cổ phần.

Bình Phước: Xử phạt 192 triệu đồng HTX Phương Thảo ngang nhiên xả thải ra môi trường

Sở TNMT tỉnh Bình Phước đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 192 triệu đồng đối với HTX Nông nghiệp Dịch vụ Thương mại Phương Thảo do vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Đồng thời, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ÔNMT.