moitruongplus Các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KCNC khẩn trương rà soát, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, KCNC.

Ngày 7/9, BQL Khu công nghệ cao (KCNC) và các khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng (DHPIZA) ra Thông báo 2297/TB-BQL yêu cầu các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KCNC trên địa bàn TP khẩn trương rà soát, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, KCNC theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/1/2020, Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ.


Thành phố Đà Nẵng

Theo phân tích của DHPIZA, so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định các chủ đầu tư hạ tầng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án; phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, chủ đầu tư hạ tầng KCN, KCNC có trách nhiệm ban hành quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Đây là một trong các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2022, góp phần bổ sung cơ sở pháp lý để các đơn vị quản lý hạ tầng đẩy mạnh giám sát môi trường tại các KCN; phát hiện sớm các sự cố có thể xảy ra.

Cùng với đó, Điểm b Khoản 2 Điều 49 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chủ đầu tư hạ tầng không được tiếp nhận thêm dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải sản xuất trong trường hợp dự án mới có ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư của KCN hoặc KCN không đáp ứng một trong các yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường quy định tại Điều 48 Nghị định này.

Như vậy, DHIZA chỉ rõ, trong trường hợp dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, các đơn vị quản lý hạ tầng vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo các công trình bảo vệ môi trường chung có khả năng tiếp nhận chất thải và vận hành ổn định.

Thời gian tới DHPIZA sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp tại các KCN./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dbgfbg
fsgfd
fdfgd
ggr

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.