moitruongplus Bức xúc vì trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua, người dân xã Nam Hưng (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã chặn lối đi để phản đối.

Chặn lối đi để phản đối

Thông tin từ người dân thôn Lộc Ninh, xã Nam Hưng (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) cho biết, trang trại chăn nuôi lợn của ông Đặng Duy Thịnh được xây dựng từ năm 2008 và đưa vào sử dụng từ năm 2010 nay đã chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH Cường Thịnh. Sau khi tiếp nhận, đơn vị này đưa vào sản xuất với quy mô chăn nuôi lớn nhưng không đảm bảo các quy định về môi trường, nước thải không qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng nề, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân, gây bức xúc dư luận xã hội.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hòa, thôn Lộc Ninh bức xúc: Rất nhiều phân lợn, nước thải xả thải trực tiếp ra môi trường khiến cuộc sống người dân chúng tôi vô cùng khổ cực. Ngày nắng mùi hôi thối bốc lên, ruồi muỗi bâu đen nhà, thậm chí đậu cả vào thức ăn đồ uống, người dân rất hoang mang, lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với người già, trẻ em. Ngày mưa, không khí ẩm thấp, mùi hôi ép xuống, đêm không ngủ được, ảnh hưởng đến lao động, học tập và sinh hoạt của người dân. Hiện tại, nhiều giếng khoan của các hộ trong thôn không thể sử dụng được.


Hệ thống quạt gió trong trang trại lợn của Công ty TNHH Cường Thịnh phả mùi hôi thối ra môi trường tạo cảm giác khó chịu, buồn nôn mặc dù phóng viên đứng xa hàng trăm mét.

Ông Phạm Ngọc Mậu, cùng thôn Lộc Ninh cũng cho hay: Trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Cường Thịnh nằm rất gần khu vực các hộ dân sinh sống, không đảm bảo về khoảng cách theo quy định của pháp luật. Vài năm trở lại đây, trang trại này mở rộng chăn nuôi nên mùi hôi thối phát tán ra ngày càng nhiều và nặng mùi, đặc biệt vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, mùi hôi nồng nặc từ trại phát tán ra khiến chúng tôi thấy nhức đầu và buồn nôn. Còn những ngày trời mưa, chất thải từ các trang trại này chảy ra khiến dòng sông 26/3 biến thành một mầu đen kịt.

Theo ông Mậu, vì quá bức xúc với hoạt động của Công ty TNHH Cường Thịnh không bảo đảm cam kết về các điều kiện bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi. Mới đây, người dân trong thôn đã tự góp mỗi hộ 50.000 đồng để thuê máy xúc chặn đường, ngăn không cho phía Công ty TNHH Cường Thịnh vận chuyển thức ăn, nguyên vật liệu vào trại, nhưng cũng chỉ được ít thời gian rồi đâu lại vào đấy. Hậu quả là người dân địa phương vẫn phải sống chung với mùi hôi thối từ phía trại lợn gây ra.

Ông Mậu cho biết thêm, từ ngày trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Cường Thịnh xả thải ra, nước sông đổi màu đen, bốc mùi tanh hôi, khiến trâu cũng không dám uống nước nữa. Chúng tôi rất lo lắng, nếu tình trạng này kéo dài không biết đời sống và sức khỏe người dân sẽ ra sao? Đề nghị chính quyền có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.


Nước sông 26/3 nằm cạnh trại lợn bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Doanh nghiệp thất hứa?

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam vào trưa ngày 30/8, trại lợn của Công ty TNHH Cường Thịnh nằm cách khu dân cư điểm gần nhất chưa đến 100m, khu đông dân cư chừng 300m, cách trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Nam Hưng khoảng 300m.

Tuyến đường 26/3 là lối đi duy nhất phục vụ nhu cầu đi lại, xản xuất của người dân trong thôn đã bị xe chở thức ăn, nguyên vật liệu phá hỏng. Trước cổng trại lợn bị sụt lún khiến nước thải tràn ra mặt đường, phía Công ty TNHH Cường Thịnh đã cho rải vôi nhưng việc di chuyển qua khu vực cổng trại lợn gặp rất nhiều khó khăn. Con sông 26/3 nước chuyển màu đen kịt.

Phía cổng Công ty TNHH Cường Thịnh luôn được đóng kín. Qua bức tường rào phía trại lợn của Công ty TNHH Cường Thịnh hiện có 7 dãy chuồng đang nuôi thả. Hệ thống hầm Biogas bị xẹp, nước tràn ra phía ngoài, một số bể chứa không được che chắn nước phân lợn chuyển màu đen, nâu. Khí bốc ra từ trại lợn quá nặng mùi, tạo cảm giác dễ nôn ói.

Để tìm hiểu về hoạt động của trang trại lợn này, PV đã liện lạc với ông Đoàn Việt Thắng – Người đại diện Công ty TNHH Cường Thịnh, tuy nhiên sau nhiều lần liên lạc qua số điện thoại được cho là của ông Thắng, nhưng vị này đều không nghe máy.


Con đường dẫn vào trang trại lợn của Công ty bẩn thỉu, nhếch nhác gây khó khăn cho người dân địa phương trong việc đi lại, sản xuất.

Để có thông tin khách quan, chính xác về thực trạng đã và đang diễn ra tại trang trại trên, ngày 30/8, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Phiêm - Chủ tịch UBND xã Nam Hưng. Tại buổi làm việc, ông Phiêm cho biết: Đối với trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Thịnh (nay đã bán lại cho Công ty TNHH Cường Thịnh), UBND xã cũng thường xuyên nhắc nhở, chăn nuôi phải đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường, nhưng do chăn nuôi với quy mô lớn, 7 dãy chuồng, hơn 3.000 con lợn nên việc bảo đảm môi trường trang trại này vẫn chưa thực hiện được, thậm chí trại còn xả thải trực tiếp ra môi trường vào ban đêm để tránh sự kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng.

"Trong năm 2020 và năm 2021, UBND xã đã tổ chức hai hội nghị đối thoại giữa nhân dân và Công ty TNHH Cường Thịnh để đưa ra giải pháp và hướng khắc phục. Phía Công ty TNHH Cường Thịnh cũng đã có cam kết với nhân dân. Tuy nhiên, đơn vị này chưa thực hiện cam kết đã đưa ra. Quan điểm của địa phương là cho Công ty TNHH Cường Thịnh thời gian để khắc phục ô nhiễm còn tồn tại cụ thể là về không khí và nguồn nước. Nếu trong thời gian cho phép mà không thực hiện được chúng tôi sẽ cho dừng hoạt động”, ông Phiêm nêu quan điểm.

Tuy nhiên, khi PV đề nghị  được tiếp cận hồ sơ, pháp lý của trang trại này, thì vị lãnh đạo xã này trả lời rằng đơn vị không lưu giữ nên không có để cung cấp?!

Đến đây dư luận đặt câu hỏi, mặc dù 'dính' rất nhiều vi phạm về công tác bảo vệ môi trường, và diễn ra trong khoảng thời gian dài, thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà trang trại này lại chưa một lần bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý và vẫn ngang nhiên tồn tại, gây ảnh hưởng đến sự khỏe cộng đồng, thách thức pháp luật? Thiết nghĩ, cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình, chính quyền huyện Tiền Hải cần khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên, sớm trả lại bầu không khí trong lành vốn có cho người dân nơi đây.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dbgfbg
fsgfd
fdfgd
ggr

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.