moitruongplus Ngày 17/8, tại KCN Quang Châu thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, 4 xe tải đeo biển tên Công ty CP Môi trường Thuận Thành chở chất thải bị lực lượng Hải quan bắt giữ.

Việc lực lượng Hải quan bắt giữ 04 xe tải

Chiều ngày 17/8, khi 04 xe tải nhãn hiệu WAW, biển số 04 xe tải trên lần lượt là: 15C-336.13, 99C-166.88, 98H-012.68 và 98C-132.76 phía hông xe đeo biển tên Công ty CP Môi trường Thuận Thành (Thuận Thành EJS) vừa di chuyển từ khu vực Công ty TNHH Công nghệ chính xác Fuyu, bên trong KCN Quang Châu, đến phía chân cầu vượt KCN Quang Châu, đoạn vòng xuyến, thì bị lực lượng Hải quan yêu cầu dừng lại để phối hợp làm việc.

Toàn bộ các xe đều phủ vải bạt xanh bên trên, thành thùng đóng kín, bên trong có dấu hiệu chất, chứa hàng hoá.

Một số nguồn tin cho biết, việc 04 xe tải đeo biển tên Công ty CP Môi trường Thuận Thành bị lực lượng Hải quan bắt giữ tại KCN Quang Châu có thể liên quan đến việc thu mua phế liệu từ doanh nghiệp chế xuất.

Theo quy định của pháp luật, việc bán phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất vào thị trường nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại điểm 4 khoản 51 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính. Cụ thể: "Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng”.


Hiện trường vụ bắt giữ các xe tải đeo biển tên Công ty CP Môi trường Thuận Thành

Sau khi làm thủ tục quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất có thể ký hợp đồng kinh tế để bán nguyên liệu dư thừa sau quá trình sản xuất cho doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, doanh nghiệp chế xuất phải mở tờ khai theo loại hình sản xuất kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp nội địa mở tờ khai nhập khẩu đối ứng theo loại hình nhập kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp nội địa sẽ dùng các tờ khai này để làm chứng từ vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất vào nội địa và xuất trình khi có lực lượng chức năng kiểm tra.

Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC, cơ quan Hải quan không triển khai lực lượng giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. Việc này nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp trong nội địa. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này để đưa hàng hóa là nguyên vật liệu của doanh nghiệp chế xuất, thuộc diện miễn thuế vào thị trường nội địa tiêu thụ.

Việc lực lượng Hải quan bắt giữ 04 xe tải đeo biển tên Công ty CP Môi trường Thuận Thành theo một số người dân không loại trừ hành vi "trốn” mở tờ khai hải quan. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận định cảm tính.

Siêu doanh nghiệp chuyên về xử lý chất thải - Thuận Thành EJS

Thuận Thành EJS (từ năm 2019) là đơn vị chịu trách nhiệm xử lý 100% rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, Thuận Thành EJS khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực từ khi nhận xử lý rác thải cho các doanh nghiệp FDI. 

Những năm qua, Thuận Thành EJS được biết đến là đối tác lớn giúp Samsung Việt Nam giải quyết vấn đề xử lý rác thải ở 2 nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Ngoài ra, Thuận Thành EJS cũng là bên thực hiện nhiều gói thầu xử lý rác thải tại các bệnh viện, như: Dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải y tế năm 2020 tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội; Cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại tại Bênh viện Bưu điện; Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại năm 2019 tại dự án của Công ty Nhiệt điện Mông Dương …  

Theo một số nguồn tin, doanh thu thuần của Thuận Thành EJS trong năm 2020 đạt 1.566 tỷ đồng, tương ứng 4,2 tỷ đồng mỗi ngày. Tổng tài sản Thuận Thành EJS tính đến ngày 31/12/2020 đạt 2.174 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.450 tỷ. 

Trước đó, góp chủ sở hữu tính đến hết năm 2019 chỉ là 200 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc Thuận Thành EJS đang tích luỹ được nguồn lợi nhuận khoảng 1.250 tỷ đồng.


Nhà máy xử lý rác của Công ty Cổ phần môi trường Thuận Thành - Bắc Ninh

Ngoài ra, Công ty CP Môi trường Thuận Thành cũng từng dính đến những "lùm xùm” xung quanh nghi vấn phát thải ô nhiễm khu vực xung quanh nhà máy xử lý chất thải, thời điểm năm 2018. Thời điểm đó, lãnh đạo Thuận Thành EJS đã phải chủ động mời các thành viên tham gia buổi "thị sát” toàn bộ khuôn viên nhà máy.

Vào cuối năm 2019, Thuận Thành EJS cũng dính nghi vấn đổ trộm chất thải nguy hại xuống khu vực sông Cầu. Trước vụ việc này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh khi đó đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh chỉ đạo các phòng, ban chức năng và Ủy ban nhân dân các phường Phong Khê, Đại Phúc, Vân Dương điều tra, xác minh làm rõ thông tin; trong quá trình kiểm tra nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Sau đó, Thuận Thành EJS cũng lên tiếng phủ nhận việc này.

Ngoài hai vụ việc nêu trên, cách đây không lâu, dư luận cũng xôn xao trước vụ việc chạy án tiền tỉ của cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức (TP. HCM). Ở vụ việc này có chi tiết bị can Nguyễn Ngọc Triệu (tức Thượng tọa Thích Đồng Huệ, trụ trì chùa Nôm tại Hưng Yên) mang 100.000 USD đóng kín vào hộp giấy kèm theo chiếc chuông gió phong thủy đến nhờ ông Vũ Văn Đắc (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường Thuận Thành) để liên hệ, nhờ người có thẩm quyền giúp ông Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức).

Theo một số báo đưa tin, nhà chức trách xác định các bị can chưa liên hệ và đưa tiền cho bất kỳ ai để lo việc cho ông Nguyễn Minh Quân. Vì lẽ đó, một số cá nhân, trong đó có lãnh đạo Thuận Thành EJS đã vô can.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý