moitruongplus Công ty CP Gạch ngói Đất Việt khai thác khoáng sản làm mất đường dân sinh, gây ô nhiễm môi trường tại phường Tràng An (TX. Đông Triều, Quảng Ninh). Sự việc đã kéo dài trong nhiều năm, nhưng chính quyền không xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.

Theo thông tin của người dân phường Tràng An, những năm qua, Công ty CP Gạch ngói Đất Việt (sau đây viết tắt là Công ty Đất Việt) hoạt động khai thác khoáng sản đã làm biến mất 2 con đường dân sinh với tổng chiều dài khoảng 700m, trong đó khoảng 400m đã biến mất hoàn toàn, còn khoảng 300m được công ty chiếm dụng làm bãi tập kết đất sét. Cụ thể, doanh nghiệp vận chuyển hàng vạn khối đất sét từ khu vực đập Làng về tập kết tại đây, gây sạt lở đất, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của những hộ dân xung quanh.


Hình ảnh tại moong khai thác khoáng sản của Công ty Đất Việt. Đường kẻ màu đỏ là vị trí con đường bị mất, đường kẻ màu xanh là vị trí công ty đổ đất tập kết chiếm dụng con đường.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn C. - người dân sinh sống gần khu vực khai thác của Công ty Đất Việt cho biết, từ ngày công ty này hoạt động, con đường dân sinh của phường dần dần biến mất. Tôi không biết họ có được phép khai thác khoáng sản trên phần diện tích đường dân sinh hay không? Nếu không được phép khai thác thì điều đó đồng nghĩa với việc hàng vạn khối đất sét đã bị "đánh cắp", khiến nguồn ngân sách bị thất thu còn doanh nghiệp thu lợi bất chính một số tiền rất lớn.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại moong khai thác khoáng sản của Công ty Đất Việt, còn khoảng 300m đường nhưng đã được đơn vị này dùng làm bãi tập kết đất sét, người dân không thể di chuyển qua khu vực. Đáng nói, bãi tập kết này không được che phủ bạt, không có hệ thống thu gom nước thải, gây sạt lở, ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ngoài ra, cả một đoạn đường khác hoàn toàn biến mất, thực tế chỉ còn lại moong sâu do doanh nghiệp khai thác khoáng sản để lại. Chiều sâu moong tùy theo từng vị trí khác nhau, sâu nhất khoảng 10m, thấp 5m.


Hình ảnh những con đường tại khu vực moong khai thác của Công ty Đất Việt thể hiện trên bản đồ vệ tinh.

Để có thông tin chính xác sự việc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ với ông Phạm Văn Thắng - Chủ tịch UBND phường Tràng An. Lý giải về sự biến mất của 2 con đường dân sinh như đã nêu trên, ông Thắng bất ngờ cho biết: "vì 2 con đường đó người dân không đi đến ?!".

Tuy nhiên, khi PV đề nghị cung cấp hồ sơ liên quan thì ông Thắng lập tức báo "bận họp", đồng thời đề nghị PV liên hệ làm việc với bà Nguyễn Thị Xinh - Phó Chủ tịch UBND phường Tràng An.

Trao đổi với PV, bà Xinh cho biết, người dân đã nhiều lần khiếu kiện vì doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm mất 2 con đường, gây sạt lở, ô nhiễm môi trường. Không hiểu chủ tịch cũ dàn xếp với người dân kiểu gì nên sau đó không thấy họ khiếu kiện nữa?

Bà Xinh cho biết thêm, việc doanh nghiệp có được khai thác khoáng sản trên phần diện tích đường hay không thì không biết, vì mới nhận chức.

Cũng tại buổi làm việc, ông Bùi Kim Đồng - cán bộ địa chính phường Tràng An khẳng định: "Chắc chắn không được khai thác đâu... (khai thác trên phần diện tích đường – PV)". Thế nhưng khi PV đề nghị cung cấp hồ sơ thiết kế thi công, ranh giới khai thác mỏ, thời gian hoàn nguyên, và hồ liên quan đến cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Đất Việt, thì ông Đồng hứa sẽ tìm và cung cấp sau.

Để giải quyết dứt điểm những tồn tại, vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Đất Việt, thiết nghĩ các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan của tỉnh Quảng Ninh, và chính quyền Thị xã Đông Triều cần vào cuộc thanh kiểm tra, sớm trả lại tuyến đường dân sinh và môi trường sống trong lành như vốn có cho người dân.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý