moitruongplus Nhiều xã tại huyện Quốc Oai xuất hiện tình trạng gom đất, san nền, làm đường, sau đó phân lô bán nền mà không cần lập dự án. Liệu có việc buông lỏng quản lý, làm ngơ cho vi phạm diễn ra?

Trước đó Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải bài  "Loạn phân lô bán nền, xé nát đất nông nghiệp” (https://www.moitruongvadothi.vn/loan-phan-lo-ban-nen-xe-nat-dat-nong-nghiep-tai-quoc-oai-ha-noi-a103556.html ) về việc một số doanh nghiệp, cá nhân thu mua, gom đất nông nghiệp và đất ở của người dân, xin chuyển đổi mục đích sử dụng, sau đó san gạt, làm hạ tầng, đường giao thông. Xin tách, gộp thửa thành hàng chục lô nhỏ, phân lô bán nền trái phép dưới lớp vỏ bọc "dự án”. Tình trạng này xảy ra tại 2 xã Phú Cát và Phú Mãn.  


Dự án ma "Khu biệt thự Phú Gia" 

Theo đó, "Dự án khu biệt thự Phú Gia” toạ tại thôn Đồng Vàng, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai đang được công ty TNHH Tobroker rao bán quảng cáo, là loại hình sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, theo ông Đinh Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Phú Mãn và ông Trần Xuân Trường – cán bộ địa chính xã cho biết , không có dự án "Khu biệt thự Phú Gia” và Công ty TNHH Toboker không đăng ký hoạt động trên địa bàn. Đường giao thông nội khu tại đây được xây dựng trên đất trồng cây lâu năm, và không đúng quy định pháp luật.

Tương tự, tình trạng loạn phân lô, bán nền tại thửa đất số 69 tờ bản đồ số 29 tại thôn 7 xã Phú Cát được phân bán nền đã trở thành "Khu dân cư 42 lô Phú Cát” được rao bán rầm rộ. Ngô Văn Tuyên – Chủ tịch UBND xã Phú Cát cho biết đường giao thông tại khu đất đang bị làm trên diện tích đất trồng cây lâu năm. Chủ đầu tư vẫn xây dựng, đổ cột, khối bê tông thành sân bóng trái phép. 


Khu dân cư 42 lô Phú Cát xây dựng đường và sân bóng trên đất trồng cây lâu năm. 

Liên quan đến những nội dung trên, trao đổi nhanh với Phóng viên ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch UBND huyện cho biết đã nắm bắt được thông tin. Đồng thời trên cơ sở những nội dung phản ánh, phía UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo các phòng ban chuyên môn họp bàn và đưa ra phương án xử lý.

Chính quyền cần quản lý chặt chẽ, buộc khắc phục hậu quả nếu vi phạm xảy ra. 

Theo Luật sư Ngô Thị Lý, Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội , chính vì những điều kiện pháp lý còn thiếu sót, như được "thả cửa”, một số đối tượng đã lợi dụng để xây dựng, hình thành đường giao thông mới nhằm mục đích phân lô tách thửa nhưng không có giấy phép xây dựng (hoặc không được thống nhất về hướng tuyến), không phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt.

Đồng thời, việc buông lỏng công tác quản lý đối với diện tích đất mà người sử dụng đất đã "hiến”, buông lỏng các trình tự về thủ tục xây dựng dẫn đến tình trạng tự xây dựng đường giao thông, phân lô, tách thửa tràn lan trên địa bàn ngoại thành TP. Hà Nội trong năm tăng đột ngột.

Về hồ sơ, người sử dụng đất không lập "văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định” mà chỉ lập "Đơn xin hiến đất” và UBND xã ghi nội dung "kính chuyển” các cơ quan giải quyết, do vậy không xác định được bên nhận tặng cho là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hay cộng đồng dân cư nào. Việc cơ quan đăng ký đất đai xác định UBND các xã, phường là tổ chức nhận tặng, cho quyền sử dụng đất được hiến là chưa đủ cơ sở. Không chỉ vậy, người dân tự xây dựng công trình giao thông trên đất nông nghiệp là không đúng quy định, nhưng với việc chấp nhận hồ sơ, căn cứ vào đơn xin hiến đất để ghi nhận hiện trạng (đường giao thông) vào hồ sơ địa chính đã gián tiếp ghi nhận công trình vi phạm, tạo điều kiện cho người sử dụng đất được tách thửa vì lợi ích cá nhân.

Hơn nữa, toàn bộ diện tích đất được các cá nhân hiến làm đường (đã hình thành các con đường) chưa được chính quyền địa phương "nhận hiến”, đưa vào quỹ đất công để quản lý. Việc hình thành các con đường không theo quy hoạch, kế hoạch của địa phương nên gián tiếp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt và làm giảm hiệu quả sử dụng đất (đất nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp). Bên cạnh đó, tiềm ẩn nguy cơ hình thành các điểm dân cư tự phát, phát sinh tranh chấp, kiện tụng, lừa đảo về sau.

Hành vi mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính là hành vi thực tế đã xảy ra, đã để lại hậu quả, vi phạm trật tự quản lý hành chính về giao thông và xây dựng công trình giao thông. Về thẩm quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, Theo điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14) quy định mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực giao thông đường bộ là 75.000.000 đồng.

Khoản 2 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 73 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14) quy định cụ thể. Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 100.000.000 đồng.

Từ các căn cứ trên, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính quy định tại điểm b khoản 9 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập, trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 và Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.


Chủ đầu tư vẫn xây dựng, đổ cột, khối bê tông thành sân bóng trái phép. 

Hành vi mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo điểm đ khoản 10 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP: "Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều này buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”


Đường giao thông nội khu tại "Khu đô thị Phú Gia" 

Từ những nhận định trên có thể thấy, trong các văn bản quy phạm pháp luật có rất nhiều quy định để có thể xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, phân lô bán nền trái phép, cũng như các trường hợp khác liên quan. Tuy nhiên để có thể xử lý đúng người đúng tội, thì cần có sự vào cuộc nghiêm minh của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Mà cụ thể ở đây là UBND huyện Quốc Oai, Đội TTXD huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường…và các cơ quan ban ngành liên quan. 

Vậy UBND huyện Quốc Oai các cơ quan đơn vị có liên quan sẽ xử lý những trường hợp trên ra sao, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc ở kỳ sau.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý