moitruongplus Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình vừa ký nghị quyết thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hàng loạt khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Thời gian gần đây, tỉnh Thái Bình thông qua nghị quyết phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng với hàng loạt khu công nghiệp (KCN) trong Khu kinh tế (KKT) Thái Bình, tổng diện tích hàng nghìn ha.

Trong đó có đồ án quy hoạch phân khu Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Thái Thượng, huyện Thái Thụy với diện tích 785,22 ha. Cụ thể phần diện tích thuộc ranh giới hành chính xã Thái Thượng là 695,28 ha và 89,94 ha thuộc xã Thái Đô. Khu công nghiệp có phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp đê biển số 7 và tuyến đường bộ ven biển, phía nam giáp đất nông nghiệp xã Thái Đô (quy hoạch khu công nghiệp Thái Đô) và phía bắc giáp khu đất quy hoạch cảng Diêm Điền.

Về tính chất, đây là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ít gây ô nhiễm; công nghiệp hậu cần khu bến cảng; dịch vụ kho bãi, dịch vụ logistics; ưu tiên các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh và các ngành nghề phù hợp với quy hoạch chung Khu kinh tế Thái Bình.

Nhưng đồng thời cũng là khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp, khu bến cảng Diêm Điền và vùng phụ cận được đầu tư xây dựng để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế-xã hội, môi trường của khu công nghiệp.

Ngoài ra, còn có đồ án quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Tiền Hải 2 thuộc địa phận xã Đông Cơ và xã Đông Minh, huyện Tiền Hải. Ranh giới phía đông giáp đường bộ ven biển, phía tây giáp khu dân cư xã Đông Cơ, phía nam giáp đường ĐT 465 và phía bắc giáp đất nông nghiệp xã Đông Phong.

Diện tích lập quy hoạch khu công nghiệp gần 324,66 ha, có tính chất là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ít gây ô nhiễm; ưu tiên các nghành công nghiệp chủ lực của tỉnh và các ngành nghề phù hợp với quy hoạch chung Khu kinh tế Thái Bình.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh cũng thông qua đồ án quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Thụy Trường, huyện Thái Thụy. Phạm vi của đồ án nằm trong Khu kinh tế Thái Bình với tổng diện tích lập quy hoạch 256,72 ha. Ranh giới phía đông giáp đê biển số 8 và khu dân cư, phía tây giáp đường bộ ven biển, phía nam giáp khu dân cư xã Thụy Trường và phía bắc giáp đê biển số 8.

Tính chất của đồ án là quy hoạch khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ít gây ô nhiễm; ưu tiên các nghành công nghiệp chủ lực của tỉnh và các ngành nghề phù hợp với Quy hoạch chung Khu kinh tế Thái Bình.

Theo địa phương này, lập quy hoạch các khu công nghiệp là nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đã được phê duyệt. Trong thời gian tới, nếu các khu công nghiệp đi vào hoạt động sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Thái Bình trở thành khu kinh tế trọng điểm của cả nước.


Ảnh minh hoạ

Quy hoạch hàng loạt khu công nghiệp, Thái Bình có gì?

Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên hơn 1.500 km2, dân số gần 2 triệu người. Địa phương này nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc, gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Để đẩy mạnh hệ thống giao thông liên kết vùng, tỉnh lên kế hoạch xây dựng các tuyến đường bộ ven biển, tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn, hệ thống đường trục trong KKT Thái Bình, tìm kiếm nguồn vốn, nhà đầu tư để thực hiện các dự án: đường Thái Bình - Hà Nam (giai đoạn 2); đường Vành đai phía Nam TP Thái Bình; khu cảng biển Ba Lạt...

"Quê lúa” Thái Bình trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc về kinh tế. Theo Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 8,7%/năm, vượt mức tăng trưởng theo Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra (8,6%/năm) và cao hơn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (6,7%/năm). 

Năm 2021, GRDP đạt mức tăng 6,68% và đứng thứ 14 về tốc độ tăng GRDP so với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Công nghiệp – xây dựng đạt 23.388 tỷ đồng, tăng 12,04%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng.

Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn được Thái Bình quy hoạch phát triển. Theo đó, đến năm 2025, ngành công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng theo chiều sâu, giá trị tăng thêm tăng nhanh. Tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt trên 50%. Tỉnh đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 10 - 12%/năm. Về giá trị, năm 2025 sản xuất công nghiệp đạt khoảng 125.110 tỷ đồng, gấp khoảng 1,65 lần so với năm 2020.

Do đó, tỉnh Thái Bình chủ trương xây dựng KKT Thái Bình thành trọng điểm, là động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thu hút 5 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, phấn đấu mỗi năm thu hút vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD...

KKT Thái Bình được thành lập từ năm 2018, diện tích hơn 30.580 ha, thuộc địa phận 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và một phần giáp biển. Định hướng đến 2025, đất KCN, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ đạt khoảng 8.020 ha. Trong đó, 4.058 ha thuộc huyện Thái Thụy, còn lại ở Tiền Hải.

KKT này có vị trí thuận lợi, tiếp giáp TP Hải Phòng, cách sân bay quốc tế Cát Bi 25km, cảng Lạch Huyện 30 km và khu bến cảng Nam Đồ Sơn chỉ 15 km... Một số dự án lớn, trọng điểm trong KKT như Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và 2, Nhà máy Amon Nitrat, dự án khí mỏ Hàm Rồng, cảng Diêm Điền... KCN đầu tiên được thành lập trong KKT là KCN Liên Hà Thái, diện tích gần 600 ha với vốn đầu tư 3.885 tỷ đồng.

Để KKT Thái Bình thuận lợi trong kết nối, tỉnh có kế hoạch xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình, tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh kết nối Thái Bình với Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh với tổng nhu cầu vốn đầu tư gần 10.500 tỷ đồng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý