moitruongplus Hàng trăm xe tải hoạt động liên tục, gây bụi mù mịt và nhiều nhà máy lén lút xả nước thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến người dân bức xúc.

Có mặt tại Khu kinh tế Dung Quất (KKTDQ) vào sáng 31/5, PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận đoàn xe "hung thần” đang vận chuyển đất, đá, phóng nhanh trên những tuyến đường, gây bụi mù mịt. Đất, đá còn rơi vãi xuống đường, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Không chỉ vậy, người dân ở khu vực gần chợ Bình Đông và các khu dân cư thuộc xã Bình Thạnh, Bình Thuận và Bình Trị đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do bụi bặm và nước thải của một số nhà máy gây ra.  


Xe tải chở đất gây bụi mù mịt.

Bà Nguyễn Thị Bông, ở xã Bình Đông, bức xúc: "Hiện nay, xe tải loại "3,4 chân” liên tục hoạt động trên địa bàn, thường xuyên bóp còi inh ỏi đã gây tiếng ồn, bụi bay mù mịt. Rất nhiều hôm, đoàn xe này phóng nhanh, vượt ẩu, đe dọa mạng sống của bà con đi đường, nhất là khi học sinh tan trường có nguy cơ tai nạn giao thông cao”.

"Đáng nói, gần đây, nhiều khu dân cư ở gần các nhà máy bị ảnh hưởng môi trường nặng do khói, bụi bay ra từ khu vực sản xuất, nhất là nước thải bẩn đục màu cà phê của một số nhà máy lén lút xả ra trong đêm…” – bà Bông cho biết thêm.


Những chiếc xe chở đất ở Dung Quất ngáng hết đường, dân không còn lối đi.

Còn hàng chục hộ dân ở gần Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 cũng đang bất bình, phản ứng việc công ty này thi công đường ống xả thải trái phép ra vịnh Việt Thanh Dung Quất.

Theo người dân xã Bình Phước, trước đây, bà con đã có đơn kiến nghị với chính quyền, đề nghị không phá rừng dừa nước – một di tích lịch sử cách mạng, để làm hệ thống xả nước thải của nhà máy. Cho đến nay, những kiến nghị này vẫn chưa được cơ quan chức năng giải quyết!

Tuy vậy, vừa qua, Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 đã ngang nhiên thi công đường ống xả thải trái phép với hàng trăm mét bằng ống nhựa phi 900 rải dọc tuyến đường DH07 dẫn ra vịnh Việt Thanh Dung Quất. Xe đào đang tham gia làm rãnh để chôn đường ống sâu khoảng 2m, phía dưới có lót một lớp cát mỏng. Khu vực trước cổng, một đường ống nhựa HDPE gần 100m đã được nối lại bằng máy hàn chuyên dụng từ bên trong khuôn viên Nhà máy ra bên ngoài trục đường DH07, đoạn qua xã Bình Phước, huyện Bình Sơn.


Nhà máy Bột – Giấy VNT 19.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Sơn – Chủ tịch UBND xã Bình Phước, cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, các cấp có thẩm quyền chưa ban hành bất cứ một văn bản nào cho phép Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 tổ chức thi công hạng mục đường ống xả thải đi qua rừng dừa nước dẫn thẳng ra biển!”.

"Tôi cũng không hiểu Nhà máy dựa vào đâu, thế lực nào, mà tổ chức thi công đường ống xả thải tràn lan, gây bức xúc cho người dân địa phương? Hiện tại, phần đường ống xả thải này vẫn chưa được tham vấn cộng đồng dân cư. Công tác khảo sát, giải phóng mặt bằng chưa được thực hiện nhưng họ đã tự ý thi công đường ống!”, ông Sơn nhấn mạnh.

Còn Giám đốc Ban Quản lý dự án Nhà máy Bột – Giấy VNT 19 Nguyễn Đức Hữu thì phân bua: "Công ty triển khai thi công tuyến ống ngầm xả thải ra biển sẽ đi dưới móng nhà chờ dịch vụ. Để không ảnh hưởng công việc xây dựng, Công ty đã đặt một đoạn ống chờ kỹ thuật bên dưới nền móng nhà, chỉ dài trên 100m. Hiệnchúng tôi mới chỉ tập kết vật tư và máy móc, thiết bị thi công. Chừng nào có đầy đủ thủ tục, chúng tôi mới triển khai!”.

Ngoài ra, ông Hữu cũng thừa nhận thiếu sót về việc chưa báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về việc lắp đặt đoạn ống xả thải này và cho rằng mới chỉ đặt ngầm đoạn ống chứ chưa thi công toàn tuyến (dài 6 km), vì còn chờ được cấp phép. Cũng theo ông Hữu, sau khi có ý kiến phản ánh, bức xúc của người dân, Công ty đã chỉ đạo tạm ngưng thi công, làm báo cáo gửi các cấp thẩm quyền xem xét.


Đường ống xả thải thi công trái phép của Nhà máy Bột – Giấy VNT 19.

Ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa – Phó Trưởng Ban Quản lý KKTDQ và các KCN Quảng Ngãi, cho biết: "Sau khi nắm thông tin, Ban Quản lý KKTDQ và các KCN Quảng Ngãi đã yêu cầu chủ đầu tư dự án Nhà máy Bột–Giấy VNT19 dừng lắp đặt đường ống xả thải và có báo cáo vụ việc lên cấp trên. Ban Quản lý sẽ mời các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc lắp đặt tuyến đường ống để có biện pháp xử lý”./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý