moitruongplus Trong năm 2022, thực hiện giám sát theo kế hoạch được duyệt dự kiến 2 đợt/năm (chưa bao gồm các đợt giám sát đột xuất khác khi cần thiết theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền).


Tại các làng nghề, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa thực sự được kiểm soát. Ảnh minh họa

Nhiệm vụ giám sát đặc biệt đối với các cơ sở, dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường triển khai thường xuyên từ năm 2017 đến nay. Qua mỗi đợt giám sát, Tổ giám sát đã góp phần tích cực trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp phương hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở tại các đợt giám sát trước, tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2017 đến nay, Tổng cục Môi trường đã tập trung đẩy mạnh công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường; tích cực, chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận. Tiếp tục duy trì tốt hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường cao nhằm bảo đảm an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động.

Tổng cục đã chỉ đạo 3 Cục Bảo vệ môi trường vùng triển khai giám sát chặt chẽ theo 3 khu vực miền Bắc, khu vực miền Trung - Tây Nguyên, khu vực miền Nam. Với việc phân công đơn vị quản lý môi trường vùng, với các ưu thế về con người và việc nắm bắt sát thông tin, địa bàn đã giúp công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao. Đã phân loại danh sách các nguồn thải nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý, ứng phó sự cố phù hợp.

Công tác theo dõi công tác bảo vệ môi trường năm 2021 cho thấy, vấn đề bảo vệ môi trường nước tại các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông lớn vẫn là vấn đề được các đại biểu Quốc hội, cử tri đặc biệt quan tâm và có nhiều chất vấn.

Theo đó, các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước tập trung trên các lưu vực sông ở khu vực phía Bắc (Nhuệ - Đáy, Cầu) và phía Nam (Đồng Nai), tình trạng ô nhiễm qua các đợt quan trắc trong năm và chưa có dấu hiệu được cải thiện, điển hình như ô nhiễm trên các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét,….(Hà Nội), sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh - Bắc Giang, sông Bắc Hưng Hải, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật,... Ô nhiễm trên các lưu vưc chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng. Phần lớn các điểm quan trắc ghi nhận chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại và hóa chất bảo vệ thực vật.

Về kế hoạch xử lý dứt điểm một số điểm nóng, khu vực ô nhiễm môi trường trong năm 2022 và trong thời gian tới, Lãnh đạo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Tổng cục sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường. Trong năm 2022, thực hiện giám sát theo kế hoạch được duyệt dự kiến 2 đợt/năm (chưa bao gồm các đợt giám sát đột xuất khác khi cần thiết theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền).

Trong đó đợt 1 sẽ giám sát việc khắc phục các tồn tại, hạn chế và việc phòng ngừa nguy cơ gây ra sự cố môi trường đã nêu ra trong năm 2021, đồng thời Đoàn giám sát yêu cầu Nhà máy thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường khác phù hợp với quy định và thực tế phát sinh tại thời điểm giám sát. Đợt 2 thực hiện giám sát các yêu cầu đã nêu ra trong Đợt 1, đánh giá kết quả thực hiện vào cuối đợt giám sát và yêu cầu Nhà máy thực hiện các nội dung liên quan để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tiếp theo.

Cùng với đó, Tổng cục Môi trường cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông trong năm 2022 và trong thời gian tới. Theo đó, Tổng cục sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất dự án triển khai khắc phục ô nhiễm sông Cầu tại mỗi địa phương trong đó tập trung trước mắt vào kiểm soát các cơ sở xả thải lớn, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý