moitruongplus Hải Dương: Dự án xây dựng lô 110-1 thuộc khu biệt thự Đỉnh Long, phường Tân Bình, TP Hải Dương do liên danh Fanco Group và Công ty cổ phần bất động sản Thành Đông làm chủ đầu tư "mọc” trên đất giáo dục không qua đấu giá?

Dự án khu đô thị "mọc” trên đất giáo dục không qua đấu giá

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thông tin, Dự án xây dựng lô 110-1 thuộc khu biệt thự Đỉnh Long, phường Tân Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương do liên danh Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Fanco Group và Công ty cổ phần bất động sản Thành Đông làm chủ đầu tư (Fanco Group là đại diện liên danh) theo Quyết định chấp thuận đầu tư số 3136/QĐ-UBND ngày 7/12/2015 của UBND tỉnh Hải Dương (gọi tắt là liên danh Fanco Group và Công ty Thành Đông).


Khu biệt thự Đỉnh Long, phường Tân Bình, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Theo đó, tổng diện tích đất của dự án là 12.690,7 m2 (bao gồm toàn bộ khu A diện tích 11.789,5 m2 và đất giáo thông khu B diện tích 901,2 m2). Cơ cấu sử dụng đất của dự án bao gồm đất nhà ở liền kề, đất biệt thự, đất thương mại dịch vụ, đất giao thông.

Tuy nhiên, điều lạ ở chỗ là dự án này của liên danh Fanco Group và Công ty Thành Đông lại được lập quy hoạch, xây dựng trên lô đất 110-1 và 110-2 thuộc khu biệt thự Đỉnh Long, thành phố Hải Dương với mục đích sử dụng đất là đất giáo dục. Theo tìm hiểu được biết, dự án khu biệt thự Đỉnh Long, thành phố Hải Dương do Công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội làm chủ đầu tư.

Trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về việc lập quy hoạch hoạch của dự án, Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương thông tin: Đây không phải là chồng quy hoạch. Việc này đã được Tỉnh ủy, Ủy ban cho phép điều chỉnh.

Theo thông tin từ đại diện Công ty cổ phần bất động sản Thành Đông được biết: Đầu năm 2019 Công ty Thành Đông đã rút khỏi liên danh dự án (liên danh Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Fanco Group và Công ty cổ phần bất động sản Thành Đông - Pv) và không còn liên quan gì đến dự án.

Tính tiền sử dụng đất - Tỉnh Hải Dương bồi thường tiền đất cho doanh nghiệp chậm đưa đất vào sử dụng đúng mục đích?

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đưa tin, lô đất 110-1 và 110-2 thuộc khu biệt thự Đỉnh Long, thành phố Hải Dương với mục đích sử dụng đất là đất giáo dục được UBND tỉnh Hải Dương cấp cho Fanco Group từ năm 2007 (theo giấy chứng nhận quyến sử dụng đất). Tuy nhiên trong suốt một thời gian dài (8 năm) từ năm 2007 đến năm 2015, Fanco Group không đưa đất vào sử dụng đúng mục đích và cũng không bị thu hồi.

Để rồi đến năm 2016, Fanco Group được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất giáo dục sang đất ở để thực hiện Dự án xây dựng lô 110-1 thuộc khu biệt thự Đỉnh Long, phường Tân Bình, TP Hải Dương. Và, Fanco Group đã cùng với  Công ty cổ phần bất động sản Thành Đông làm chủ đầu tư dự án mà không cần qua đấu giá. Không những thế cách tính tiền sử dụng đất của UBND tỉnh Hải Dương đối với dự án thì liên danh chủ đầu tư này cũng được hưởng lợi rất nhiều.


Năm 2016, Fanco Group được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất giáo dục sang đất ở để thực hiện Dự án xây dựng lô 110-1 thuộc khu biệt thự Đỉnh Long

Cụ thể, theo Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc phê duyệt giá đất cụ thể làm cơ sở xác định phương án thu tiền sử dụng đất đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất và hệ số điều chỉnh giá đất làm cơ sở tính tiền bồi thường khi thu hồi đất để xây dựng đường giao thông khi thực hiện Dự án xây dựng Lô 110-1 thuộc Khu biệt thự Đỉnh Long, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương.

"Giá đất cụ thể và số tiền chênh lệch mà Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ FANCO GROUP phải nộp vào ngân sách nhà nước khi chuyển mục đích 8.500,8m2 đất giáo dục- đào tạo:

Giá đất cụ thể và số tiền sử dụng đất phần chênh lệch mà Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ FANCO GROUP phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất cơ sở sản xuất kinh doanh (đất SXKD) sang đất hỗn hợp (dất TMDV) và đất ở biệt thự, đất ở liền kề:

Tổng cộng số tiền chênh lệch mà Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ FANCO GROUP phải nộp vào ngân sách nhà nước khi chuyển mục đích 8.500,8m2 đất giáo dục - đào tạo sang đất ở liền kề (3.383,6m2); đất ở biệt thự (2.563m2); đất hỗn hợp (2.554,2m2) là 37.854.418.800 đồng”. Về thời điểm xác định giá đất năm 2016.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là số tiền 37.854.418.800 đồng không phải là con số mà liên danh chủ đầu tư phải nộp ngân sách. Bởi vì, UBND tỉnh Hải Dương còn phải bồi thường cho Fanco Group 32.681.220.000 đồng khi thu hồi 4.189,9m2 đất để xây dựng đường giao thông (Quyết định nêu rõ).

Như vậy sau khi trừ đi số tiền được bồi thường thì tổng số tiền chủ đầu tư phải nộp là 11.660.747.000 đồng (trong đó đã bao gồm tiền thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất cụ thể là 54.000.000 đồng và số tiền bổ sung vào quỹ phát triển nhà ở xã hội của địa phương cụ thể là 6.541.548.222 đồng).

Có thể thấy, với cách tính tiền sử dụng đất trên, dư luận hoàn toàn có quyền đặt ra câu hỏi: Tại sao UBND tỉnh Hải Dương phải bồi thường tiền đất cho doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp này chậm đưa đất vào sử dụng đúng mục đích? Với số tiền phải bồi thường lên tới hơn 32 tỷ đồng thì tại sao UBND tỉnh Hải Dương không tính toán đến phương án thu hồi quyền sử dụng đất của chủ đầu tư dự án do chậm đưa đất vào sử dụng suốt 8 năm từ năm 2007 đến năm 2015, rồi sau đó tiếp tục tính toán đến phương án đấu giá quyền sử dụng đất. Phải chăng, như vậy sẽ có lợi hơn cho ngân sách.

Những câu hỏi này, dư luận đang rất cần Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hải Dương thông tin làm sáng tỏ.

Ở một diễn biến khác, tiếp nhận thông tin phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, UBND tỉnh Hải Dương cũng đã rất quan tâm và đã có văn bản giao việc cho Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Xây dựng phối hợp làm việc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý