moitruongplus Loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại thôn 2 xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) hoạt động không phép, phát tán bụi bẩn bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc, gây bức xúc dư luận.

Theo thông tin từ người dân xã Sông Khoai, thời gian qua, tại thôn 2 trên địa bàn xã tồn tại các bãi VLXD có dấu hiệu lấn chiếm đất nông nghiệp, hoạt động không phép, phát tán bụi bẩn, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và hoạt động tín ngưỡng tại di tích lịch sử đình Khoái Lạc.


Các bãi tập kết VLXD bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc ở xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên.

Những ngày đầu tháng 4, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận thông tin phản ánh. Hiện trạng quanh khu di tích lịch sử đình Khoái Lạc là loạt bãi VLXD, xưởng đóng gạch hoạt động rầm rộ, đường sá xung quanh bị phủ đầy đất cát, bụi bẩn.

Đáng nói, các bãi VLXD này nằm ngay trong khu dân cư đông đúc, bủa vây đình Khoái Lạc. Tại đây được tập kết xỉ than, vôi bột, cát, đá mạt,… chất thành các đống cao vút  nhưng không được che chắn. Mỗi khi trời nắng, gió sẽ cuốn đầy bụi cát vào nhà dân và khu đình. Trời mưa thì nước mưa sẽ cuốn theo vật liệu chảy xuống ruộng, tràn ra đường gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường.


Những tuyến đường thôn, xã nhỏ hẹp luôn phải "oằn mình” cõng đoàn xe tải chở vật liệu phục vụ sản xuất tại các bãi VLXD, khiến hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng nặng nề

Trong số các bãi tập kết VLXD này, có bãi còn được đầu tư cả hệ thống máy móc thiết bị để sàng rửa cát và vật liệu khác, điều này khiến nguy cơ nước thải sẽ chảy thẳng ra các ruộng lúa, khu trồng rau màu xung quanh.

Ngoài ra, theo hình ảnh ghi nhận của PV, ngay cạnh các bãi VLXD này, một diện tích lớn đất trồng hoa màu của người dân đang bị các máy xúc, xe tải khai thác vận chuyển đi tiêu thụ, gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản là rất lớn.


Cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên cần xác minh làm rõ dấu hiệu "hô biến” đất nông nghiệp thành bãi tập kết VLXD, hoạt động không phép gây ô nhiễm môi trường.

Ông N.V.H - người dân sống gần bãi VLXD bức xúc, tôi không hiểu sao chính quyền vẫn "tạo điều kiện" cho các bãi VLXD, xưởng đóng gạch này tồn tại ngay sát nhà dân, đặc biệt ngay cạnh chốn tâm linh là di tích lịch sử đình Khoái Lạc như vậy. Họ có dấu hiệu biến đất nông nghiệp thành bãi VLXD mà không bị chính quyền kiểm tra, xử lý. Hàng ngày tại những tuyến đường thôn, xã nhỏ hẹp nhưng luôn phải "oằn mình” cõng đoàn xe tải chở vật liệu phục vụ sản xuất tại các bãi VLXD, khiến nguy cơ mất an toàn giao thông là rất lớn.

Liên quan hoạt động của các bãi tập kết VLXD trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Tặng - Chủ tịch UBND xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, cho biết chỗ đó (các bãi tập kết VLXD – PV) trước đây xã có kết hợp với Đội kiểm tra trật tự đô thị và môi trường thị xã Quảng Yên kiểm tra, xử phạt và họ dừng hoạt động rồi.

Tuy nhiên, khi PV cung cấp thông tin các bãi tập kết VLXD này hoạt động rầm rộ, ông Nguyễn Đức Tặng cho biết sẽ cho anh em kiểm tra lại.


Một diện tích lớn đất trồng hoa màu của người dân bị các đối tượng tổ chức khai thác, vận chuyển đi tiêu thụ, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã Sông Khoai.

Thông tin về tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép đất màu trên địa bàn đi tiêu thụ, người đứng đầu chính quyền xã Sông Khoai nói, về việc này thì Công an xã và Công an thị xã Quảng Yên đang phối hợp kiểm tra hồ sơ pháp lý. Đội múc đất đó của Công ty CP đô thị Amata.

Để đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo môi trường sống trong lành cho người dân địa phương, đặc biệt là giữ gìn cảnh quan môi trường, an toàn công trình di tích lịch sử đình Khoái Lạc, chúng tôi kính đề nghị UBND thị xã Quảng Yên cần chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban chức năng cần kiểm tra, ngăn chặn hoạt động trái phép của các bãi tập kết VLXD tại thôn 2 xã Sông Khoai. Đồng thời xử lý nghiêm hành vi hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý