moitruongplus Ghi nhận tại khu vực KĐT Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội có nhiều bãi xe hoạt động trái phép gây nhiều hệ lụy. Vậy tiền thu được từ hoạt động của các bãi xe trái phép này sẽ chảy về túi ai qua góc phân tích của PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có bài viết: Cầu Giấy – Hà Nội: Giải quyết "cơn khát” bãi xe nhưng đừng đè gánh nặng lên môi trường. Dưới góc nhìn của bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng về hoạt động của các bãi xe trái phép "mọc” trên đất dự án/ đất nông nghiệp đã và đang gây nhức nhối trong xã hội tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh…

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được rất nhiều những đóng góp, quan tâm chia sẻ từ bạn đọc. Chia sẻ với PV, có ý kiến bạn đọc cho rằng: Mặc dù các bãi trông giữ này giải quyết được một số nhu cầu của người dân nhưng không hẳn đã là "giải quyết cơn khát” vì thực chất ở đây người dân gửi xe vẫn bị thu phí với mức giá không hề thấp trong khi đây là những bãi xe hoạt động trái phép và không mang lại tâm lý, cảm giác yên tâm hoàn toàn cho người dân. Nhưng, vì quá thiếu bãi gửi xe phù hợp với gần khu vực sinh sống nên "cực chẳng đã” người dân mới phải đem tài sản của mình vào gửi ở những nơi thiếu an toàn như ở đây.

Tiếp nối, sự quan tâm của đọc giả về thực trạng các bãi xe trái phép "mọc” trên đất dự án/ đất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường, quy hoạch, mỹ quan đô thị rồi cả an ninh trật tự, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục gửi đến đọc giả thêm một góc nhìn khác nữa về những hệ lụy, những ảnh hưởng không tích cực từ thực trạng này. Đó là góc nhìn liên quan đến vấn đề kinh tế, đến tiền, lợi nhuận, ngân sách… qua những phân tích của Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh. Cùng với đó là một ví dụ điển hình về thực trạng này đang diễn ra tại phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Chùm ảnh về hoạt động trái phép của các bãi trông giữ xe ô tô tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.


Bãi xe trên đất dự án cuối phố Linh Đường, bên cạnh tòa nhà HH4B, Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội


Bãi xe, gara ô tô Đức Cảnh Auto tại lô CC1B Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội


Bãi đỗ xe, rửa xe ô tô Hùng Râu tại lô CC2A Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội


(Ảnh) Bãi xe tự phát (sử dụng đất sai mục đích) bị cháy tại đường Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, Hà Nội ngày 6/5/2023 vừa qua. Chia sẻ với Pv có ý kiến cho rằng: Người dân "cực chẳng đã”  mới phải đem tài sản của mình vào gửi ở những nơi thiếu an toàn. 

Hoạt động của bãi xe trái phép gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng tiền thu được thì chảy về túi ai?

Như ý kiến phân tích ở trên của bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng cũng như những ý kiến phản ánh, phản hồi, chia sẻ của bạn đọc gửi tới Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử thì có thể thấy rằng: Hoạt động của các bãi xe trái phép trên đất dự án/đất nông nghiệp sẽ đem lại những yếu tố tiêu cực nhiều hơn tích cực.


Theo tìm hiểu PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử thì bãi xe cuối phố Linh Đường, nằm cạnh tòa HH4B, Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt có thu phí mỗi xe ô tô 1.200.000 đồng/ tháng và thu 2 tháng 1 lần

Vậy, ai là người được hưởng lợi ở đây, trong khi người dân vẫn mất tiền hàng tháng với giá không hề rẻ để trả phí gửi xe ô tô ở những nơi cũng chẳng lấy gì để đảm bảo an toàn cho tài sản của họ. Đặc biệt là ngân sách nhà nước cũng không được hưởng lợi ở những bãi xe, hoạt động một cách trái phép trên đất dự án/ đất nông nghiệp như vậy. Bởi thế, có lẽ lợi nhuận sẽ chỉ thuộc về những cá nhân, đối tượng xây dựng, lập lên những bãi trông giữ xe trái phép kia mà thôi. Tiền gửi xe ô tô hàng tháng, hàng ngày của người dân sẽ chỉ chảy vào túi của những cá nhân đối tượng này?


Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

Phân tích về vấn đề liên quan đến kinh tế, lợi nhuận này, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho ý kiến:

Trong thực tế cái việc sai phạm này diễn ra thường xuyên chứ không phải bây giờ mới diễn ra. Vấn đề quan trọng nhất là làm sao để vừa đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp đồng thời đảm bảo được cả nguồn thu cho ngân sách. Vấn đề này cũng là bài toán khó chứ không phải dễ vì nếu mà nói đây cũng là nguồn thu thì không đúng. Thế nhưng bây giờ chúng ta cũng vẫn phải thu và làm sao cái nguồn thu đấy nó hợp lí.

Còn trong trường hợp 1 cá nhân, tổ chức tự đứng ra làm bãi xe trên khu đất sử dụng đất sai mục đích thì chuyện đó chính quyền phải đứng ra để xử lý cái vấn đề này và phải thực hiện việc cho thuê cho hợp lý. Còn nếu mà nói bởi rằng không có giấy tờ không xử lý được thì nó rất là khó cho nên cái này là cái chúng ta cần phải xử lý các thủ tục để mà đảm bảo cái việc thu theo đúng các  thủ tục giấy tờ và có các văn bản hợp lý. Chứ không thể nào để một khoản thu như thế thất thoát được và rõ ràng đây là điều không nên.

UBND Hoàng Liệt, UBND quận Hoàng Mai có nắm được thực trạng này?

Liên quan đến thực trạng này tại các khu đất trống, đất dự án tại phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có những trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Mạnh Hà, Cán bộ phòng đô thị UBND phường Hoàng Liệt. Qua trao đổi, ông Hà cho biết: Đối với các bãi xe ô tô ở các khu CC1A, CC1B, CC2A được hình thành bắt đầu từ cuối năm 2022 khi mà cầu Linh Đàm được thông qua và người dân ở quanh khu vực không có chỗ để xe nên xe được gửi vào các bãi ở đây. Đối với việc này UBND phường Hoàng Liệt cũng đã có nhiều lần lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác, trông giữ phương tiện khi chưa có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Bên cạnh đó, UBND phường cũng đã có báo cáo lên quận Hoàng Mai.


Tiền thu được sẽ chảy về túi ai từ việc hoạt động của các bãi xe trái phép?

Còn đối với bãi xe ở cuối phố Linh Đường bên cạnh tòa nhà HH4B, khu đô thị Linh Đàm thì trước đây gọi là lô đất CC6. Trong đấy có 2 ô đất là của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) được quy hoạch làm trường học và ô đất của Công ty Hợp Phú được quy hoạch làm bãi xe thông minh kết hợp trung tâm thương mại. Hiện nay đối với bãi đấy hình thành từ năm 2016 đến nay thì UBND phường Hoàng Liệt cũng đã nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính và cũng đã có những đợt giải tỏa và đỉnh điểm nhất là giải tỏa và năm 2018, UBND phường đã cắm balie.

Trả lời PV là như vậy, song trước yêu cầu được tiếp cận tất cả các biên bản xử phạt vi phạm hành chính; Báo cáo lên quận Hoàng Mai thì ông Hà lại không cung cấp được cho PV và cho biết sẽ cung cấp sau.

Đối với, UBND Quận Hoàng Mai PV cũng đã cố gắng liên hệ với đơn vị để có được ý kiến về thực trạng nhưng không hiểu sao lãnh đạo UBND quận đã từ chối làm việc và giao trách nhiệm trả lời, làm việc với cơ quan báo chí về cho UBND phường Hoàng Liệt. Trong khi UBND quận Hoàng Mai hoàn toàn nắm được thực trạng này vì UBND phường cũng đã có báo cáo.

Liên quan đến vấn đề về vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, Ban chỉ đạo 197 – UBND Thành phố Hà Nội đã có Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 ngày 15/2/2023. Vậy, thật không hiểu theo những lãnh đạo của UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Hoàng Liệt những bãi xe vi phạm cụ thể: Bãi xe trên đất dự án cuối phố Linh Đường, bên cạnh tòa nhà HH4B, Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Bãi xe, gara ô tô Đức Cảnh Auto tại lô CC1B Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Bãi đỗ xe, rửa xe ô tô Hùng Râu tại lô CC2A Khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đang được chúng tôi phản ánh có nằm trong Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 của UBND TP Hà Nội hay không ?

Tất cả sẽ được Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục cập nhật và thông tin ở những số tiếp theo.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý