moitruongplus Dư luận đề nghị tỉnh Hưng Yên cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc phá dỡ hàng loạt công trình, biệt thự ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm gây thiệt hại gần 20 tỷ đồng


Cận cảnh công trình vi phạm cuối cùng của Hợp tác xã Siêu Việt bị phá dỡ sáng ngày 3/5.

Được biết, ngày 19/4, Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt (sau đây viết tắt là Hợp tác xã Siêu Việt) đã buộc phải phá dỡ hàng loạt công trình, biệt thự ‘mọc’ trái phép trên đất dự án chăn nuôi tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Người dân địa phương và đặc biệt là các xã viên của Hợp tác xã Siêu Việt đau xót chứng kiến hàng loạt máy móc, thiết bị được huy động đến phá dỡ toàn bộ các công trình xây dựng có giá trị hàng chục tỷ đồng.

Để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Hợp tác xã Siêu Việt.


Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Hợp tác xã Siêu Việt cho biết việc phá dỡ các công trình vi phạm gây thiệt hại gần 20 tỷ đồng.

Ông Việt buồn bã nhớ lại: Trước khi tổ chức xây dựng chúng tôi đã làm văn bản thông báo về việc khởi công xây dựng dự án gửi đến UBND huyện Văn Lâm, chính quyền xã Lạc Đạo và Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên theo đúng quy định. Đến ngày 12/2/2022, khi chúng tôi bắt đầu triển khai thi công dự án còn có một Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm xuống dự và chỉ đạo Hợp tác xã, khi thi công phải đảm bảo đường giao thông rộng rãi để thuận tiện cho xe ô tô ra vào vận chuyển hàng hóa.

Cũng theo ông Việt: "Khi thi công xây dựng được 02 ngày thì UBND xã Lạc Đạo xuống kiểm tra, yêu cầu chúng tôi tạm thời dừng việc thi công để nộp hồ sơ liên quan đến xây dựng dự án. Sau đó chúng tôi nộp toàn bộ hồ sơ lên xã và ký cam kết thi công xây dựng không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kênh mương nội đồng trong khu vực (theo yêu cầu của UBND xã Lạc Đạo – PV) thì 02 ngày sau chúng tôi được thi công trở lại.

Kể từ đó chúng tôi nghĩ mình đã hoàn thiện đầy đủ các thủ tục thi công dự án theo đúng quy định của pháp luật, nên đã tập trung xây dựng để sớm đưa dự án vào hoạt động, ai ngờ đến tháng 9/2022 (tức gần 8 tháng sau khi tổ chức thi công – PV) thì chính quyền xã Lạc Đạo tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với Hợp tác xã Siêu Việt. Lý do được đưa ra là xây dựng dự án khi chưa được bàn giao đất, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sau đó, UBND huyện Văn Lâm đã ban hành quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đối với Hợp tác xã của chúng tôi”.

Nếu như ngay từ đầu UBND huyện Văn Lâm, chính quyền xã Lạc Đạo và Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên có hướng dẫn cụ thể hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời, khi nhận được văn bản thông báo khởi công xây dựng dự án của chúng tôi thì những hậu quả, thiệt hại về kinh tế không thể bù đắp được như hiện nay đã không xảy ra – ông Việt nói.


Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Hợp tác xã Siêu Việt xót xa chứng kiến công trình cuối cùng của dự án bị phá dỡ.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về hậu quả gây thiệt hại về kinh tế khi phải phá dỡ toàn bộ các công trình tại dự án, ông Việt xót xa nói: Đến nay tổng số tiền mà chúng tôi đã đầu tư vào dự án gần 20 tỷ đồng, do đó, việc phá dỡ này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng về tài chính, những thiệt hại này là không thể bù đắp được. Bởi số tiền đó là quá lớn đối với người dân, xã viên của chúng tôi.

Về chi phí thực hiện việc tháo dỡ các công trình tại dự án, ông Việt cho biết, chúng tôi chịu một phần, còn lại là do huyện và xã hỗ trợ về máy móc, phương tiện thực hiện phá dỡ.

Hiện nay, sau khi khắc phục hậu quả tại dự án, Hợp tác xã Siêu Việt có kiến nghị, đề xuất gì với cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm để tiếp tục thực hiện dự án, ông Việt nói: Trong thời gian tới nếu các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên không sớm hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bàn giao đất cho Hợp tác xã để xây dựng, sớm đưa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ, chúng tôi sẵn sàng kiến nghị lên cả Trung ương để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Rõ ràng, việc Hợp tác xã Siêu Việt đã phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại rất nghiêm trọng do sai phạm trong quá trình thực hiện dự án, thì điều mà dư luận xã hội băn khoăn đặt câu hỏi là cá nhân, tổ chức nào của tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Lâm phải chịu trách nhiệm thế nào về dấu hiệu buông lỏng quản lý, giám sát đơn vị này thực hiện dự án. Đặc biệt, việc gây thiệt hại số tiền gần 20 tỷ đồng của các xã viên Hợp tác xã Siêu Việt đã đầu tư vào dự án sẽ không thể khắc phục được thì cơ quan chức năng nào của tỉnh Hưng Yên liên đới chịu trách nhiệm? Câu hỏi này chúng tôi xin kính gửi đến Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hưng Yên để trả lời trước công luận.




Các bộ cửa chưa kịp lắp đặt đang nằm ngổn ngang trong khuôn viên vườn của dự án

Trong một diễn biến khác, đến nay khu đất dự án của Hợp tác xã Siêu Việt vẫn chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và đơn vị này chưa được bàn giao đất nhưng vẫn được Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên ra thông báo chấp thuận mặt bằng quy hoạch tổng thể điều chỉnh đầu tư dự án, và thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở cho đơn vị này. Việc làm này có đúng, có phù hợp với quy định của pháp luật hay không đang là ‘vấn đề’ mà dư luận đặc biệt quan tâm, bởi đây chính là ‘lá bùa’ cho hàng loạt công trình trái phép mọc lên đất của dự án trên.

Để làm rõ nội dung này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trực tiếp đến Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên để liên hệ đặt lịch làm việc, nhưng đến nay đã hơn 01 tháng trôi qua, không hiểu có điều gì ‘khó’ trao đổi hay không mà PV vẫn chưa nhận được phản hồi hay được bố trí buổi làm việc từ đơn vị này (?!)

Trước đó, liên quan đến sai phạm tại dự án, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải loạt bài viết "Hưng Yên: Biến tướng đất dự án chăn nuôi thành khu biệt thự "khủng” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-bien-tuong-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-khu-biet-thu-khung-a124580.html), và bài "Hưng Yên: Hô biến đất dự án chăn nuôi thành biệt thự khủng – Trách nhiệm của chính quyền đến đâu? (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-ho-bien-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-biet-thu-khung-trach-nhiem-cua-chinh-quyen-den-dau-a124866.html). Nội dung bài viết phản ánh việc, hơn 33.000m2 đất nông nghiệp ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm để thực hiện Dự án chăn nuôi dịch vụ an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nay đã bị biến tướng thành các công trình, khu biệt thự trái phép gây hệ luỵ tiêu cực đến môi trường, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, gây bức xúc dư luận.

Đáng chú ý, người dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm còn rất bất bình trước việc quy hoạch, xây dựng dự án chăn nuôi hoành tráng ngay giữa khu dân cư - trường học, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và học sinh, chi tiết tại bài "Hưng Yên: Tại sao quy hoạch dự án chăn nuôi giữa khu dân cư, trường học?” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-tai-sao-quy-hoach-du-an-chan-nuoi-giua-khu-dan-cu-truong-hoc-a125492.html).

Từ nội dung phản ánh tại các bài báo trên, ngày 22/3/2023, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm ký Quyết định số 1252/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính Hợp tác xã Siêu Việt.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dbgfbg
fsgfd
fdfgd
ggr

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.