moitruongplus Dư luận đề nghị tỉnh Hải Dương công khai xử lý trách nhiệm cán bộ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có dấu hiệu bao che, tiếp tay vụ khai thác trái phép gần 2 triệu m3 đất, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng tại Kinh Môn theo chỉ đạo của PTT Trần Hồng Hà

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải loạt bài viết phản ánh về những sai phạm ‘động trời’ tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương làm Chủ đầu tư. Hiện, vụ việc đã và đang  nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận xã hội, đặc biệt là việc Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương sẽ chỉ đạo xử lý những sai phạm này thế nào. Trong đó, có sai phạm nghiêm trọng về hoạt động khai thác trái phép hàng triệu m3 khoáng sản có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể:


Hải Dương cần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về báo cáo công tác quản lý, cấp phép, thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT giai đoạn 2019-2021

Căn cứ hồ sơ, tài liệu chứng minh, báo cáo của chính quyền địa phương, đối chiếu với quy định hiện hành, tình hình thực tế, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương xác định: Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 là đơn vị thi công bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện Hải Dương, thời gian thi công từ 30/3/2019 đến 30/9/2020. Diện tích thi công 752.346m2, tăng 57.234m2 so với quy hoạch bãi thải xỉ, diện tích thi công vượt ranh giới quy hoạch là đất rừng phòng hộ, cao độ hiện trạng từ cos +32m đến cos +50m. Tổng khối lượng đất đã đào, bóc là 1.952.976,82m3, gồm:

Khối lượng đất Công ty sử dụng phục vụ thi công bãi thải xỉ là 869.380,99m3 (tính theo kết quả đo vẽ); Khối lượng bóc, gỡ, đổ thải lớp đất bề mặt (tính trung bình 0,5m) là 408.233,00m3.

Đối với khối lượng đất còn lại 911.372,83m3, trong đó: Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương xác nhận có 236.662m3 đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 đã sử dụng cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện BOT (nhưng đến nay chưa cung cấp được hồ sơ cụ thể); số lượng 674.710,83m3 đơn vị thi công Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 thu hồi, tập kết ở nhiều vị trí trên địa bàn 02 xã Quang Thành, Lê Ninh.

Đối với hành vi đào, bóc gỡ 1.952.976,82 m3 đất khi chưa được UBND tỉnh Hải Dương cho phép được xác định là hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác, và việc khai thác hàng triệu m3 khoáng sản với giá trị hàng trăm tỷ đồng có thu lợi bất chính hay không cần được làm rõ.


Dư luận đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương và Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương giao Công an tỉnh khẩn trương tiến hành điều tra, làm rõ hành vi khai thác trái phép hàng triệu m3 đất, có dấu hiệu thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng tại Kinh Môn

Sau khi xác định rõ những hành vi vi phạm nêu trên, tháng 8/2022 Thanh tra tỉnh Hải Dương đã kiến nghị, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương giao Công an tỉnh khởi tố vụ án để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thế nhưng đến nay đã 9 tháng trôi qua kể từ khi Thanh tra tỉnh đề xuất thì Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã giao Công an tỉnh vào cuộc điều tra và kết quả điều tra, xử lý thế nào hiện vẫn đang là dấu hỏi lớn, bởi mọi thông tin về vụ việc này vẫn chưa được công bố công khai. Việc này đã khiến dư luận xã hội hoài nghi vụ việc sẽ bị ‘chìm xuồng’, nguy cơ gây thất thoát ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng là hiện hữu.

Trước tình trạng này, dư luận đề nghị tỉnh Hải Dương cần nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Văn bản số 2547/VPCP-CN về việc báo cáo công tác quản lý, cấp phép, thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT giai đoạn 2019-2021.

Được biết, ngày 14/4, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 2547/VPCP-CN gửi các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc báo cáo công tác quản lý, cấp phép, thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXDTT giai đoạn 2019-2021 trên phạm vi cả nước.


Tỉnh Hải Dương cần công khai xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có dấu hiệu bao che, tiếp tay vụ khai thác trái phép gần 2 triệu m3 đất tại Kinh Môn theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.

Theo đó, trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại báo cáo công tác quản lý, cấp phép, thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường giai đoạn 2019 - 2021 trên phạm vi cả nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến chỉ đạo như sau:

Các bộ liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện và các văn bản khác đã ban hành liên quan đến hoạt động khoáng sản; đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính các địa phương, đặc biệt người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đối với việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan...


Ngoài ra, Công an tỉnh Hải Dương cần sớm khởi tố vụ án để điều tra tội huỷ hoại gần 60.000m2 rừng phòng hộ trên địa bàn Kinh Môn.

Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch tỉnh, trong đó có "Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh” để bảo đảm căn cứ cấp phép hoạt động khoáng sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công khai xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có hành vi bao che, tiếp tay để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi khai thác khoáng sản khi không có thiết kế mỏ, không đúng thiết kế và công nghệ khai thác đã duyệt; đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép theo quy định đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gây mất an toàn lao động. Nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc để doanh nghiệp ngang nhiên tổ chức khai thác trái phép hàng triệu m3 khoáng sản trong suốt thời gian dài nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và để doanh nghiệp có dấu hiệu thu lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng, thì trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương ở đâu? Đặc biệt, UBND tỉnh Hải Dương đã và sẽ báo cáo về công tác quản lý, cấp phép, khai thác khoáng sản trên địa bàn với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan thế nào đang là vấn đề mà dư luận, người dân đặc biệt quan tâm.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dbgfbg
fsgfd
fdfgd
ggr

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.