moitruongplus Thời gian qua, Tập đoàn TTP đã sử dụng hàng vạn m3 xít thải tại các mỏ than để làm vật liệu san lấp mặt bằng một dự án lớn ở TP.Cẩm Phả, khiến dư luận lo lắng về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước…


Sử dụng xít thải làm VLSL đã biến cả mặt bằng thi công dự án do Tập đoàn TTP làm chủ đầu tư thành màu đen kịt.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Cẩm Phả - Quảng Ninh: "Binh đoàn” xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường, mất ATGT”, nội dung phản ánh tình trạng đoàn xe tải vận chuyển đất đá, xít thải tại các mỏ than Tây Khe Sim và Tây Lộ Trí đến san lấp mặt bằng Dự án khu đô thị Green Dragon City do Công ty cổ phần đầu tư phát triển Công nghiệp TTP (sau đây viết tắt là Tập đoàn TTP) làm chủ đầu tư, đã khiến nhiều tuyến đường bị xuống cấp, gây mất an toàn giao thông. Ngoài ra, việc sử dụng hàng vạn m3 xít thải làm vật liệu san lấp (VLSL) đã khiến dư luận phải lo lắng về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước…


Tổng công ty Đông Bắc và Tập đoàn TTP có được phép thu hồi và sử dụng hàng vạn m3 xít thải tại mỏ than Tây Khe Sim và Tây Lộ Trí để làm VLSL?

Sau phản ánh trên, Tập đoàn TTP đã có văn bản phản hồi toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn này khẳng định, VLSL mặt bằng dự án trên là đúng quy định được cấp phép theo nội dung Văn bản số 7530/UBND-CN ngày 22/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc thu hồi và sử dụng đất, đá thải tại các bãi thải của mỏ than Tây Khe Sim và Tây Lộ Trí làm VLSL mặt bằng.

Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 08/10/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Quảng Ninh có Văn bản số 6948/TNMT-NKB gửi UBND tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai Văn bản số 2523/ĐCKS-KS ngày 10/9/2021 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) về thu hồi và sử dụng đất, đá thải tại các bãi thải của mỏ than Tây Khe Sim và Tây Lộ Trí làm VLSL mặt bằng.

Đến ngày 22/10/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Văn bản số 7530/UBND-CN để chỉ đạo thực hiện, qua đó đồng ý với đề nghị của Liên ngành và Sở TNMT tại Văn bản số 6948/TNMT-NKB, cụ thể:

Thống nhất với nội dung chính của phương án thu hồi và sử dụng đất, đá thải tại các bãi thải mỏ Tây Khe Sim và mỏ Tây Lộ Trí làm VLSL mặt bằng Dự án Khu Đô thị - Du lịch, dịch vụ Bái Tử Long II thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh do Tổng công ty Đông Bắc lập, bổ sung, hoàn thiện; được Liên ngành và Sở TNMT tham gia ý kiến, thẩm định, thông qua, lưu giữ; với tổng khối lượng khoảng 3.5 triệu m3 đất, đá thải mỏ.


Nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước khi sử dụng xít thải làm VLSL

Qua tìm hiểu và nghiên cứu nội dung Văn bản số 7530/UBND-CN của UBND tỉnh Quảng Ninh, thì cần thiết phải làm sáng tỏ một số nội dung sau:

Trong nội dung văn bản của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh liên quan đến việc thu hồi và sử dụng đất, đá thải làm VLSL, thì tuyệt nhiên không có một từ hay cụm từ nào liên quan đến việc cho phép Tổng công ty Đông Bắc ,Tập đoàn TTP thu hồi và sử dụng xít thải của mỏ than Tây Khe Sim và mỏ Tây Lộ Trí để làm VLSL mặt bằng.

Đáng chú ý, cũng theo nội dung văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh, đã yêu cầu Tổng công ty Đông Bắc ngoài việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ quá trình thu hồi, bốc xúc, vận chuyển đất, đá thải đảm bảo an toàn, môi trường, an ninh trật tự… thì nghiêm cấm lợi dụng việc thu hồi, sử dụng, vận chuyển đất, đá thải tại các bãi thải để khai thác, thu hồi và vận chuyển than hoặc bã xít, khoáng sản khác trái quy định. Tổng công ty Đông Bắc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra các tồn tại, vi phạm quy định.

Tương tự đối với Tập đoàn TTP, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, khi thực hiện phương án trên không gây xung đột, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác than tại khu vực; đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, môi trường… đồng thời  nghiêm cấm lợi dụng việc thu hồi, sử dụng, vận chuyển đất, đá thải tại các bãi thải để khai thác, thu hồi và vận chuyển than hoặc bã xít, khoáng sản khác trái quy định.  Tập đoàn TTP chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh Quảng Ninh nếu để xảy ra các tồn tại, vi phạm quy định.

Về phía chính quyền TP.Cẩm Phả, chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện phương án của Tổng công ty Đông Bắc và Dự án của Tập đoàn TTP trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện phương án của Tổng công ty Đông Bắc.

Trong khi đó, ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự việc trên tại Văn bản số 2523/ĐCKS-KS ngày 10/9/2021 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã nêu rõ: Nghiêm cấm lợi dụng việc thu hồi sử dụng và vận chuyển đất, đá thải tại các bãi thải để khai thác, thu hồi và vận chuyển than hoặc bã xít, khoáng sản khai thác không phải là đất, đá thải tại các bãi thải mỏ mà chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép.


Hoạt động san lấp bằng xít thải diễn ra ồ ạt tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Nội dung chỉ đạo nêu trên của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Quảng Ninh là rất rõ ràng, thế nhưng trên thực tế Tổng công ty Đông Bắc và Tập đoàn TTP lại thu hồi, sử dụng một lượng lớn xít thải để làm VLSL dự án.

Quan sát thực tế cho thấy cả một diện tích mặt bằng rộng hàng chục héc-ta tại dự án đã cơ bản hoàn thành việc san lấp, và đang bị bao phủ một màu đen kịt bởi xít thải, cả hệ thống thoát nước, hồ nước của dự án cũng biến thành  màu đen sì. Chính việc này đã khiến người dân địa phương phải lo lắng về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước quanh khu vực này.

Và câu hỏi đặt ra ở đây chính là việc Tổng công ty Đông Bắc và Tập đoàn TTP có được phép thu hồi, sử dụng xít thải tại mỏ than Tây Khe Sim và Tây Lộ Trí để làm VLSL, và khi sử dụng vật liệu này để san lấp thì cơ quan chuyên môn nào thực hiện việc đánh giá và kiểm soát được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

Thiết nghĩ UBND tỉnh Quảng Ninh cần chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tiến hành xác minh làm rõ và thông tin khách quan sự việc này.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý