moitruongplus Chiều 3/9 UBND TP Hà Nội thông báo 15 quận, huyện Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 6/9, trong đó 10 đơn vị giãn cách toàn bộ, 5 đơn vị giãn cách một phần.

Theo đó, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, thành phố phân ba vùng chống dịch.

Vùng một gồm 10 quận, huyện Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai; một phần địa giới hành chính của 5 quận, huyện Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Ổ dịch quận Thanh Xuân. Ảnh minh họa

Vùng một tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc "ai ở đâu, ở đó", "người ở vùng nào, ở vùng đó". Đây là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hiện là vùng đỏ, nhiều trường hợp nguy cơ cao.

Thành phố sẽ đóng cứng 30 đường kết nối giao thông từ vùng 1 đến vùng 2, 3; lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí.

Vùng hai gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận, huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Toàn bộ vùng hai áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng.

Vùng ba là toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận, huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên; và một phần của 5 quận, huyện của phân vùng một: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Vùng ba áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ "vùng một".
Theo lãnh đạo Hà Nội, mục tiêu của phân vùng để siết chặt vùng một; kiểm soát luồng ra khỏi vùng 1 sang vùng hai và vùng ba.

Thành phố xác định giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) khi có nhu cầu di chuyển liên vùng. Các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh tại vùng 2, vùng 3.

Sự khác biệt giữa các Chỉ thị 15, 16 và 19

Chỉ thị 15 yêu cầu không tập trung quá 10 người nơi công cộng; 20 người một phòng; giữ khoảng cách 2 m. Cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu dừng hoạt động; dừng hoạt động giải trí, thể thao, lễ hội, tín ngưỡng; khách sạn, quán ăn; khu di tích, danh lam thắng cảnh. Phương tiện vận tải công cộng bị hạn chế; phương tiện cá nhân được hoạt động.

Chỉ thị 16 yêu cầu không tập trung quá hai người nơi công cộng; giữ khoảng cách 2 m; cán bộ, công chức nhà nước làm việc tại nhà. Toàn bộ cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu dừng hoạt động. Các dịch vụ thiết yếu được hoạt động gồm: ngân hàng, cửa hàng lương thực thực phẩm, điện nước, dược phẩm, xăng dầu. Phương tiện vận tải công cộng dừng hoạt động; phương tiện cá nhân bị hạn chế.



Các tin khác


Bộ Y tế đề xuất F0, F1 có thể làm việc

Theo đó, người nhiễm SARS-CoV-2 (F0) không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly (07 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và chưa có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính), tự nguyện tham gia làm việc.

Quảng Ninh: Thu giữ 1.500 bộ kit test Covid-19 có dấu hiệu nhập lậu

Qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện 1.500 bộ kit test nhanh Covid-19 xuất xứ Trung Quốc có dấu hiệu nhập lậu.

Ngày 3/3: Hà Nội lập kỷ lục mới 18.661 ca mắc COVID-19 mới

Trong 18.661 ca COVID-19 mới phát hiện ở Hà Nội ngày 3/3 có gần 6.500 ca cộng đồng. Số ca mới hôm nay cao hơn kỷ lục hôm qua 3.500 ca.

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ lật ca nô khiến 17 người chết ở Hội An

Tại cuộc họp báo chiều 1/3 công an tỉnh Quảng Nam đã thông tin nguyên nhân ban đầu xảy ra vụ lật ca nô tại biển Cửa Đại. Theo đó trong khi di chuyển về thì sóng to gió lớn đã đập vào mạn thuyền bên trái gây vỡ, nước tràn vào lật úp ca nô.

Video hướng dẫn test nhanh Covid-19 tại nhà chuẩn theo Bộ Y tế

Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành phối hợp cùng Bộ Y tế đã đưa ra video hướng dẫn các bước test nhanh tại nhà, từ khi lấy mẫu đến quy trình lấy mẫu và cách xử trí với các trường hợp âm tính, dương tính với SARS-CoV-2.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thúc đẩy việc cấp phép thuốc chữa COVID-19

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thúc đẩy việc cấp thuốc chữa COVID-19, quản lý giá, hướng dẫn sử dụng đồng bộ và bình thường hóa với COVID-19.