moitruongplus Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.


Ảnh minh họa
Đánh giá học viên giáo dục thường xuyên

Theo đó, hình thức đánh giá gồm có đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Cụ thể:

Đánh giá bằng nhận xét: Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.

Đánh giá bằng điểm số: Được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên phù hợp với đặc thù của môn học. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học viên trong từng học kì, điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học viên trong cả năm học. Kết quả học tập của học viên trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2022, thực hiện theo lộ trình sau:

Từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp 6.

- Từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023 - 2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024 - 2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Sinh viên được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm học

Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/2/2022.

Trong đó, quy định việc tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học. Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.

Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục. Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.

Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.

Không ép buộc thầy cô thi giáo viên dạy giỏi

Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/2/2022.

Theo đó, quy định nguyên tắc tổ chức hội thi là dựa trên sự tự nguyện của giáo viên, không ép buộc, không tạo áp lực cho thầy, cô tham gia; đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất; đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành.

Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, huyện được tổ chức theo chu kỳ 2 năm/lần, cấp tỉnh 4 năm/lần.

Số lượng giáo viên tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp do hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; trưởng phòng GDĐT; giám đốc sở GDĐT quyết định theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của địa phương hàng năm.

Trưởng phòng GDĐT quy định cụ thể số lượng giáo viên mầm non tham dự hội thi cấp trường đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Tác giả của "Biển hát chiều nay" qua đời

Nhạc sĩ Hồng Đăng qua đời sáng nay 21/3, hưởng thọ 86 tuổi.

Quảng Ninh: 7 người bỏng nặng, nghi bị tạt axit do mâu thuẫn

Tối 20/3, trả lời báo chí, lãnh đạo phường Hà Tu ,TP Hạ Long, Quảng Ninh cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ vụ 7 người bị bỏng sau khi bị một người đàn ông tạt chất lỏng nghi axit.

Hà Nội: Khu phố cổ sẽ hạn chế tối đa việc xây dựng công trình ngầm

Khu phố cổ Hà Nội sẽ hạn chế tối đa việc xây dựng công trình ngầm. Các hoạt động xây dựng, khai thác không gian ngầm sẽ bị cấm tại Khu vực bảo vệ I.

Gia Lai: Phóng viên bị doạ cho “ăn” đạn đồng vì dám phản ánh sai phạm

Trong quá trình phản ánh hàng trăm lò than xây dựng trái phép, sử dụng cây rừng làm than củi, chiều 16/3, khi ghi nhận sự việc tại xã Hòa Phú (Chư Păh), Phóng viên bị nhóm người dọa giết, cho "ăn” đạn đồng và thách thức lực lượng chức năng đến làm việc.

Hải Phòng: Sẽ cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà

Ngày 21/3, UBND thành phố Hải Phòng sẽ bắt đầu tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà (huyện Cát Hải)

Bổ nhiệm Phó giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa

Chiều ngày 15/3, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá Thiếu tướng Trần Phú Hà, thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Công an đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh cho Thượng tá Nguyễn Hữu Mạnh