moitruongplus Ngày 24/4, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) thông báo tạm ngừng xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 do sự cố mất điện tại nhà máy này.

Theo thông báo của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), vào khoảng 10 giờ 43 phút ngày 24/4, hệ thống cấp điện A trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã gặp phải sự cố, gây mất điện tại nhà máy. Vì vậy, việc xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý sẽ ngay lập tức phải dừng lại. Triển vọng về thời gian tiếp tục hoạt động xả nước của nhà máy chưa được tính toán đến; trong khi nguyên nhân của sự cố hiện đang được điều tra.

Cũng theo TEPCO, đây là lần đầu tiên quá trình xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý tại nhà máy Fukushima Daiichi phải dừng hoạt động do bị mất điện.

TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy Fukushima số 1, cho biết hệ thống làm mát lò phản ứng tại nhà máy vẫn hoạt động bình thường và các thiết bị giám sát phóng xạ không ghi nhận thay đổi đáng kể nào.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở quận Fukushima của Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Sự cố này xảy ra trong thời gian đoàn công tác của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đang có mặt tại Fukushima để đánh giá việc xả nước thải ra biển. Nhiệm vụ của IAEA là xem xét an toàn và các khía cạnh quy định đối với việc xả thải. 

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã ngừng hoạt động kể từ sau thảm họa kép động đất - sóng thần vào tháng 3/2011. Kể từ tháng 8 năm ngoái, nhà máy này đã xả khoảng 31.200 tấn nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra đại dương với 4 đợt xả khác nhau theo kế hoạch. Từ ngày 19/4 vừa qua, nhà máy tiếp tục triển khai đợt xả lần thứ 5 nước nhiễm xạ có chứa một lượng nhỏ tritium phóng xạ ra biển, trong khoảng thời gian hai tuần. Tuy nhiên, đợt xả này đã phải tạm dừng do lỗi mất điện trên.

Trước đó, trong đợt xả nước nhiễm xạ lần thứ tư bắt đầu vào ngày 28/2, nhà máy điện Fukushima Daiichi cũng phải dừng việc xả thải vào ngày 15/3 trong khoảng thời gian hơn 15 giờ để xác nhận an toàn, khi tỉnh Fukushima xảy ra một trận động đất mạnh với cường độ địa chấn 5 theo thang đo của Nhật Bản.

Theo IAEA, dữ liệu thu thập được từ lần xả thải thứ 5 sẽ được đối chiếu thông qua so sánh giữa các phòng xét nghiệm, bao gồm các phòng xét nghiệm của IAEA và các phòng xét nghiệm độc lập của bên thứ ba từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Mỹ - các thành viên của mạng lưới Phòng xét nghiệm phân tích để đo bức xạ môi trường. Dự kiến, báo cáo chi tiết sẽ được công bố vào ngày 29/4.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dgf
fsfd
sfdsf
fdgfd

Lượng mưa thấp kỷ lục, Bangladesh ghi nhận tháng 4 khô hạn nhất trong 43 năm

Lượng mưa trung bình trong tháng 4 ở Bangladesh là 1 mm - mức thấp kỷ lục ở nước này kể từ năm 1981.

Tuyết rơi muộn bất thường trong hơn 50 năm tại Phần Lan

Ngày 23/4, Phần Lan đã chứng kiến tuyết rơi bất thường vào cuối tháng 4, gây ra tình trạng hỗn loạn về giao thông công cộng, khiến nhiều tuyến xe điện phải ngừng hoạt động trong khi không ít chuyến bay phải hủy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Sáng 23-4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 Với chủ đề "Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm” đã khai mạc tại Hà Nội.

Canada đối mặt một mùa cháy rừng dữ dội do nắng nóng và khô hạn

Ngày 22/4, Canada bắt đầu phải ứng phó với một số đám cháy rừng mới bùng phát ở miền Tây nước này - khu vực năm ngoái hứng chịu hạn hán nghiêm trọng và đợt cháy rừng để lại hậu quả nghiêm trọng.

Đài Loan tiếp tục hứng chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất 6,3 độ, xảy ra tại khu vực bờ biển phía đông Đài Loan, gây rung chuyển cả các tòa nhà ở Đài Bắc trong đêm 22/4 và rạng sáng 23/4.

Indonesia: Dỡ bỏ cảnh báo sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào

Ngày 21/4, Trung tâm Giảm thiểu rủi ro núi lửa và địa chất (PVMBG) Indonesia đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần được đưa ra trước đó sau vụ phun trào núi Ruang ở quận Sitaro, tỉnh Bắc Sulawesi.