moitruongplus Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề "Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hơn 70% diện tích bề mặt Trái đất là nước nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt có thể sử dụng và nước sạch còn khan hiếm hơn. Bởi vậy, nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Nước là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển trên Trái đất. Nước vừa là môi trường, đồng thời chính là mạch nguồn sự sống.

Liên hợp quốc (LHQ) đã ra Nghị quyết lấy ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước Thế giới và bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 1993. Ngày Nước Thế giới ra đời với mục tiêu hướng người dân trên toàn thế giới đến việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, khuyến khích người dân nâng cao nhận thức về giá trị của nước trong cuộc sống hàng ngày của con người cũng như bảo vệ môi trường sống quý giá của nhiều loài sinh vật cùng chung sống trên Trái Đất. 

Khi nguồn nước bị khan hiếm hoặc ô nhiễm, khi mọi người không có khả năng tiếp cận nước an toàn hoặc không được tiếp cận nước một cách bình đẳng, căng thẳng có thể gia tăng giữa những cộng đồng và các quốc gia.

Theo báo cáo của Ủy ban về Nước của Liên Hợp Quốc (UN-Water), hiện có hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và dân số toàn cầu tăng lên như hiện nay, chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Bằng cách cùng nhau hành động để cân bằng quyền con người và nhu cầu của mọi người về nước, nước có thể là động lực ổn định và là chất xúc tác cho sự phát triển bền vững hôm nay và mai sau.


Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT)

Chủ đề Ngày Nước Thế giới năm 2024 cũng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên nước. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 2,2 tỷ người chưa được tiếp cận với nước sạch. Do vậy, Chủ đề Ngày Nước thế giới năm nay cũng hướng đến kêu gọi Chính phủ các quốc gia cần có những hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu với trọng tâm cốt lõi là thực hiện các hoạt động hỗ trợ để đạt được mục tiêu Phát triển Bền vững 6: Nước và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Ngày nay, tài nguyên nước đang chịu áp lực ngày càng tăng và được dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ 21. Các tác động của biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt... cùng sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng nước tăng không chỉ trong đời sống hàng ngày mà cả trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp... đã và đang đặt ra nhiều thách thức với nguồn tài nguyên hữu hạn này.

Tại sao chúng ta cần hành động vì nước?
Tiếp cận với nước là quyền của con người. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 2,2 tỷ người chưa được tiếp cận với dịch vụ về nước uống bảo đảm an toàn. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, cuộc sống của họ và xã hội nói chung.

Chu trình nước được quản lý tốt sẽ củng cố tiến bộ trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, đặc biệt là giải quyết các vấn đề liên quan đến nạn đói, bình đẳng giới, y tế, giáo dục, sinh kế, tính bền vững và hệ sinh thái.

Nước cũng là trung tâm của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đóng vai trò là mối liên kết quan trọng giữa hệ thống khí hậu, xã hội và môi trường.

Nếu không quản lý nước phù hợp, có khả năng sẽ gia tăng sự cạnh tranh về nước giữa các ngành và làm gia tăng các loại khủng hoảng nước, gây ra tình trạng khẩn cấp trong một loạt các lĩnh vực phụ thuộc vào nước.

Tuy nhiên, khi nước khan hiếm hoặc ô nhiễm nước, hoặc khi mọi người không được tiếp cận bình đẳng hoặc không có khả năng tiếp cận với nước, căng thẳng có thể gia tăng, nước có thể châm ngòi cho xung đột vũ trang.

Xây dựng chính lược, chính sách quản lý, bảo vệ sử dụng bền vững tài nguyên nước
Để kêu gọi sự thức tỉnh của toàn nhân loại về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới, hằng năm, vào ngày 22/3, các quốc gia trên toàn thế giới đều tổ chức kỷ niệm Ngày Nước thế giới.

Năm nay, với chủ đề "Leveraging water for peace" - "Nước cho hòa bình", Ngày Nước thế giới 2024 không chỉ là một cơ hội để tăng cường nhận thức về giá trị của nước mà còn là một lời kêu gọi toàn cầu để hành động cụ thể, xây dựng các chiến lược và chính sách quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững, góp phần vào việc xây dựng một thế giới hài hòa và phồn thịnh.

Cần có các cơ chế trao quyền cho các tổ chức cấp lưu vực để quản lý và hợp tác về nước như một lợi ích chung. Các tổ chức lưu vực sông đóng vai trò then chốt trong quản trị nước vì họ cung cấp nền tảng để chia sẻ thông tin, đối thoại và phát triển năng lực. Đây chính là chìa khóa để đạt được an ninh nước, cải thiện sinh kế và ngăn ngừa xung đột.

Chung tay cùng thế giới để bảo vệ tài nguyên nước, thời gian qua, Việt Nam đã đặc biệt coi bảo vệ và quản lý nguồn nước là một nội dung quan trọng trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện đã trở thành quan điểm nhất quán của Việt Nam và được thể hiện xuyên suốt trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 đánh dấu một bước tiến lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm chất lượng môi trường sống, đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, phục hồi, phát triển tài nguyên nước.

Song song với việc hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài nguyên nước, Việt Nam đã và đang nỗ lực đóng góp hiệu quả trên bình diện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, từ khuôn khổ song phương, tiểu vùng, liên khu vực và toàn cầu.

Trong đó, Việt Nam đã tích cực tham gia các cơ chế hợp tác ASEAN về quản lý nguồn nước, hợp tác APEC về ứng phó với thiên tai, đồng sáng kiến Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về quản lý nguồn nước giữa các quốc gia ven sông Mekong và Danube...; tiến hành đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương, đa phương với các quốc gia có chung nguồn nước về hợp tác, giải quyết tranh chấp, bất đồng và xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, nhất là trong điều kiện Việt Nam phụ thuộc vào việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước của các quốc gia ở thượng nguồn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đều phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới trên phạm vi toàn quốc; qua đó, tạo được phong trào hưởng ứng sôi nổi tại các địa phương trên cả nước, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước.

Thời gian tới, trước các diễn biến khó lường của thời tiết và biến đổi khí hậu, nguy cơ Việt Nam xảy ra tình trạng thiếu nước, hạn hán là hiện hữu, đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường năng lực dự báo, quan trắc, cảnh báo sớm về tài nguyên nước để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra; đồng thời cần nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và ý thức, nghĩa vụ của người dân trong việc giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ chất lượng nước các sông, suối, hồ, ao,... nhất là các nguồn nước cấp cho sinh hoạt.

Cùng với đó, các cấp Trung ương và địa phương cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước, chủ động nguồn nước cho các ngành, lĩnh vực: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và các ngành sử dụng nước khác. Tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước trong thu gom, xử lý nước thải và thoát nước; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ; vận hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Ngày 1/7/2024, Luật Tài nguyên nước chính thức có hiệu lực, những quy định về quản lý tổng hợp, phân phối, điều hòa nguồn tài nguyên nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia... từ đây sẽ "nảy mầm, bám rễ" tạo ra những thay đổi về tư duy, cách tiếp cận trong quản trị tài nguyên nước là cơ sở quan trọng góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfds
iuuuu
sds
zcxc

Đài Loan tiếp tục hứng chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất 6,3 độ, xảy ra tại khu vực bờ biển phía đông Đài Loan, gây rung chuyển cả các tòa nhà ở Đài Bắc trong đêm 22/4 và rạng sáng 23/4.

Indonesia: Dỡ bỏ cảnh báo sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào

Ngày 21/4, Trung tâm Giảm thiểu rủi ro núi lửa và địa chất (PVMBG) Indonesia đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần được đưa ra trước đó sau vụ phun trào núi Ruang ở quận Sitaro, tỉnh Bắc Sulawesi.

Trung Quốc: Xây nhà dày đặc, gần nửa số thành phố lớn đang bị sụt lún

Gần một nửa số thành phố lớn của Trung Quốc, với dân số 270 triệu dân đang bị chìm dần và những vùng ven biển đối diện nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng.

Indonesia cảnh báo sóng thần do núi lửa Ruang phun trào dữ dội

Indonesia cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần sau khi núi lửa Ruang, miền Trung nước này tiếp tục phun trào với dung nham và cột tro bụi bốc lên cao gần 2 km.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng năm Giáp Thìn 2024.

Mexico: Thủ đô Mexico City ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục

Theo Ủy ban nước quốc gia của Mexico, ngày 15/4, thủ đô Mexico City đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục là 34,2 độ C