moitruongplus Theo thống kê của WHO và UNICEF, trong năm 2020, cứ 4 người thì có 1 người thiếu nước uống an toàn trong nhà và gần một nửa dân số thế giới thiếu điều kiện vệ sinh được quản lý an toàn.

Báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho thấy, hàng tỉ người trên thế giới sẽ không thể tiếp cận các dịch vụ nước uống, các dịch vụ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân một cách an toàn toàn vào năm 2030 trừ khi nỗ lực về vấn đề này phải tăng lên gấp 4 lần. Theo đó, dịch Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng và nhu cầu cấp thiết phải được rửa tay thường xuyên bằng nước sạch trong cộng đồng. 

Được biết, trong năm 2020, cứ 4 người thì có 1 người thiếu nước uống an toàn trong nhà và gần một nửa dân số thế giới thiếu điều kiện vệ sinh được quản lý an toàn. Khi đại dịch bùng phát, cứ 10 người trên thế giới thì có 3 người không thể rửa tay bằng xà phòng với nước sạch ở nhà.

Nhu cầu sử dụng nước sạch cho các vấn đề thiết yếu hằng ngày ngày một tăng cao. (Ảnh: Năng lượng sạch Việt Nam)

Theo TS Tedros Adhanom Ghebreyesus - Giám đốc WHO, rửa tay là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Tuy nhiên, hàng triệu người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với nguồn cung cấp nước an toàn và đáng tin cậy. Vì vậy, đầu tư vào nước sạch, dịch vụ vệ sinh phải là ưu tiên toàn cầu nếu chúng ta muốn chấm dứt đại dịch và xây dựng các hệ thống y tế bền vững hơn.

Báo cáo của WHO và UNICEF đã ghi nhận một số tiến bộ nhằm đạt được khả năng tiếp cận phổ cập đối với các dịch vụ nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (WASH). Trong đó, từ năm 2016 đến năm 2020, dân số toàn cầu có nước sạch tăng từ 70% lên 74%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng từ 47% lên 54%; và vệ sinh cá nhân (rửa tay với xà phòng và nước) tăng từ 67% lên 71%.

Tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa đủ. Báo cáo nêu rõ, trường hợp tiến độ vẫn tiếp diễn như hiện tại, các dịch vụ WASH không được đáp ứng thì năm 2030: chỉ 81% dân số thế giới được sử dụng nước uống an toàn tại nhà, còn 1,6 tỉ người không có nước uống; chỉ 67% dân có dịch vụ vệ sinh an toàn, còn 2,8 tỉ người sẽ không có và chỉ 78% sẽ có các thiết bị rửa tay cơ bản, còn 1,9 tỉ người còn lại không có.

Do đó, để đạt được khả năng tiếp cận phổ cập nước uống được quản lý an toàn vào năm 2030, tốc độ tiến bộ hiện tại ở các nước kém phát triển sẽ cần phải tăng gấp 10 lần. Ở những nơi có nguy cơ thiếu nước uống an toàn cao gấp đôi, nỗ lực này sẽ cần phải tăng tốc thêm 23 lần.

Theo đánh giá của Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore, trước khi xảy ra đại dịch, hàng triệu trẻ em và gia đình đã phải chịu cảnh không có nước sạch, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn và nơi để rửa tay. Bất chấp những nỗ lực để mở rộng quy mô các dịch vụ cứu sinh này của UNICEF, nhu cầu trên vẫn ngày càng tăng và tiếp tục vượt quá khả năng đáp ứng của Quỹ. "Đã đến lúc cần đẩy nhanh nỗ lực chung của cả cộng đồng nhằm cung cấp cho mọi trẻ em và gia đình những nhu cầu cơ bản nhất về sức khỏe và hạnh phúc, bao gồm cả việc chống lại các bệnh truyền nhiễm như Covid-19”, ông Henrietta Fore nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc tăng quy mô của các dịch vụ WASH sẽ đòi hỏi sự ưu tiên ở cấp cao nhất trong quá trình ra quyết định của các cơ quan quốc tế, chính phủ và khu vực tư nhân. Do đó, WASH phải là một nội dung thường xuyên được thảo luận trong chương trình nghị sự tại các cuộc họp chính trị cấp cao để đảm bảo các quốc gia thành viên theo dõi được tiến độ. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh đánh giá giữa kỳ sắp tới của Thập kỷ hành động về nước vào năm 2023.

Việt Nam cũng đang đối mặt

Việt Nam cũng là một trong số những nước đang hứng chịu hậu quả nặng nề của sự biến đổi khí hậu; mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang trong tình trạng báo động hơn bao giờ hết.

Khoảng hơn 20% dân cư chưa được tiếp cận nguồn nước sạch (khoảng 17,2 triệu người đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý); trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

Trong đó, tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, nhiều nơi vẫn đang thiếu nước sạch sinh hoạt. Nguồn nước ngầm đang bị khai thác không thể kiểm soát. Việc khoan giếng lấy nước ngầm xảy ra tràn lan, không những gây thất thoát, lãng phí còn có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước đó.Hơn nữa, do không thấy hết vị trí quan trọng của tài nguyên nước, nên trên khắp cả nước, đâu đâu cũng thấy có những bãi rác, nơi chôn cất, xử lý rác thải không được thực hiện theo đúng quy định và quy trình bảo vệ môi trường, để nước rác rò rỉ ngấm xuống nguồn nước ngầm và tràn ra nguồn nước mặt.

Ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây ra thiếu nước. Theo báo cáo, hiện nay, hơn 70% lượng nước ở các sông trên toàn quốc không thể dùng để ăn uống hay tắm rửa. Dự báo của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, nếu không giải quyết được tình trạng ô nhiễm này, Việt Nam không chỉ thiếu nước sạch để sử dụng mà còn phải mua nước với giá cao và mất đến 4% GDP vào năm 2035.

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác


Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.

Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.