moitruongplus Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.
Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sẽ thu hộ tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND của UBND TPHCM.
Hóa đơn tiền nước sẽ tăng
Gia đình bà Vũ Thị Hạnh Hiếu (ngụ TP Thủ Đức) gồm 8 nhân khẩu. Hàng tháng, gia đình bà Hiếu đóng gần 1 triệu đồng tiền nước sinh hoạt. Mới đây, bà Hiếu nhận được email của Ban quản lý chung cư thông báo lộ trình tăng giá nước năm 2022. Ngoài ra, bà cũng nghe hàng xóm nói đợt này giá nước không chỉ tăng 300-400 đồng/m3 mà còn tính cả phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Tính ra, mỗi tháng gia đình bà phải đóng thêm gần 200.000 đồng.
"Tôi giật mình vì một lần tăng giá nước như vậy là nhiều quá, bằng 20% chi phí tiền nước trước đây của một gia đình. Nghe đâu, mỗi năm giá nước đều tăng, nếu vậy thì vài năm nữa giá nước sẽ rất cao”, bà Hiền băn khoăn.
Cũng loáng thoáng nghe thông tin giá nước tăng, anh Phạm Bình Thiên (ngụ quận Bình Thạnh) tần ngần và quyết định tính toán lại với vườn cây trên sân thượng của mình. Từ dạo TPHCM giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, anh Thiên cải tạo sân thượng gần 70m2 thành vườn cây cảnh và một phần trồng rau. Mỗi ngày, anh tưới cây 1-2 lần và tiêu tốn khá nhiều nước.
Nhân viên cấp nước tuyên truyền sử dụng nước sạch đến người dân tại TPHCM trước khi xảy ra dịch Covid-19
Trước đây, mỗi tháng cả nhà 6 người sử dụng khoảng 800.000 đồng tiền nước thì nay đã tăng lên 1,2 triệu đồng/tháng. Không chỉ bà Hiếu hay anh Thiên lăn tăn về chuyện tăng giá nước, mà nhiều người dân vẫn đang mơ hồ bởi việc thu thêm phí xử lý nước thải là như thế nào, trước đây phí này nằm trong khoản nào.
Trong đó, nhiều người băn khoăn việc họ phải đóng phí xử lý nước thải sinh hoạt nhưng thực tế họ dùng nước để tưới cây, thêm không gian xanh cho môi trường và nước này không phải xử lý nhưng vẫn đóng phí?
Phí nước sinh hoạt chỉ tăng 6%
Trước băn khoăn của người dân về giá nước, ông Lê Trọng Thuần, Trưởng Phòng Kinh doanh Sawaco, cho biết, ngày 1-1-2022, Sawaco tiến hành điều chỉnh đơn giá nước theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 24-10-2019 do UBND TPHCM ban hành về giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TPHCM, lộ trình 2019-2022. Theo đó, giá nước được điều chỉnh vào đầu mỗi năm với mức tăng 6%. Đây là lần điều chỉnh cuối theo lộ trình 2019-2022.
Nếu xét riêng tiền nước đơn thuần, mức giá nước sinh hoạt dành cho các hộ dân sau điều chỉnh tăng từ 400 đồng/m3 so với năm 2021, tương ứng 6%. Nếu một hộ dân có 4 người sử dụng dưới 15m3/tháng thì số tiền tăng thêm khoảng 7.000 đồng/tháng. Cụ thể, giá nước sinh hoạt (trong định mức) tại TPHCM sẽ được điều chỉnh từ 6.300 đồng thành 6.700 đồng/m3.
Riêng hộ nghèo và cận nghèo sẽ điều chỉnh từ 6.000 đồng thành 6.300 đồng/m3. Giá nước trên chưa bao gồm thuế GTGT và chỉ áp dụng cho định mức 4m3/người/tháng. Trường hợp sử dụng vượt định mức thì tùy vào số lượng sẽ có mức giá cao hơn. Số định mức nước sẽ được tính trên số nhân khẩu thường trú, tạm trú theo quy định.
Ngày 1-6-2021, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2022-2025. Với quy định này, kể từ 1-1-2022, UBND TPHCM giao Sawaco tổ chức thu hộ tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải thông qua hóa đơn tiền nước. Số tiền thu hộ căn cứ khối lượng nước sạch tiêu thụ hàng tháng, mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo quy định và nộp vào ngân sách Nhà nước để sử dụng cho các mục đích đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước.
Lộ trình thu phí thoát nước và xử lý nước thải tính trên giá nước cấp được UBND TPHCM quy định như sau: bắt đầu từ năm 2022 là 15%, năm 2023 là 20%, năm 2024 là 25% và năm 2025 về sau là 30% (thuế suất tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải là 10%).
"Như vậy, với mức tăng giá nước 6%, nghĩa là một hộ gia đình có 4 nhân khẩu, sử dụng nước trung bình 16m3/tháng, thì số tiền tăng thêm khoảng 7.000 đồng/tháng, sẽ ảnh hưởng không nhiều đến đời sống người dân. Tuy nhiên, việc thu hộ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải sẽ khiến hóa đơn tiền nước sinh hoạt tăng thêm. Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm của người dân thành phố, các cơ quan, doanh nghiệp và quý báo đài trong đợt điều chỉnh giá nước theo lộ trình này”, ông Lê Trọng Thuần nhấn mạnh.
Vừa qua, để chia sẻ những khó khăn với người dân TPHCM trong tình hình dịch Covid-19, Sawaco đã miễn 100% tiền nước trong 6 tháng (từ tháng 6 đến hết tháng 12-2021) cho hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng dịch, bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 trên địa bàn thành phố. Đồng thời tất cả khách hàng sử dụng nước sinh hoạt được giảm giá 10% trên hóa đơn tiền nước trong 3 tháng (9, 10 và 11-2021). Việc giảm giá này cũng áp dụng cho doanh nghiệp theo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 tại thành phố.
Trước đó, ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo số 5257/VPCP-KTTH về việc điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt cho người dân bị ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
Cụ thể, nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền và quy định pháp luật, khẩn trương xem xét, thực hiện điều chỉnh giảm giá nước sạch sinh hoạt, tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt hỗ trợ cho người dân và các đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhất là tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 31/7/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng đã ký ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 4) cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đối tượng được hỗ trợ giảm tiền tiện, giá điện là các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố tại thời điểm ngày 30/7/2021 đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg; các cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 có thu một phần chi phí của người cách ly./.
Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.
Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.
Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.
Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.
Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngày 22/12/2021, tại Hà Nội Bộ NN&PTNT phối hợp với UNICEP tại Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.