moitruongplus Nước sạch là tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận. Nước là cần thiết cho sự sống nhưng khi bị biến đổi, ô nhiễm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho con người.

Nước sạch không thể thiếu trong đời sống của con người, hàng ngày chúng ta sinh hoạt đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh,… Ngoài ra, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra các thực phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người.

Hiện nay, vấn đề an ninh nguồn nước sinh hoạt đô thị nói chung và nông thôn nông thôn nói riêng đã, đang và sẽ còn ở mức báo động, rất cần sự nỗ lực của cộng đồng, ý thức trách nhiệm của người dân và quyết tâm của cả của hệ thống chính trị.


Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người, vì nước chiếm đến 70 – 80% trọng lượng cơ thể. Một người trưởng thành có thể nhịn ăn trong vòng vài ngày, thậm chí vài tuần nhưng không thể không uống nước trong 3 – 4 ngày. Ảnh Nguyễn Linh Vinh Quốc

Nước có khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước sạch mà hàng ngày chúng ta thường sử dụng có chứa rất nhiều các chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Ảnh Phạm Thị Thu

Theo một nghiên cứu của WHO về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, đã đưa ra cảnh báo, hiện có khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mà nguyên nhân chính là do thiếu nước sạch và kém về vệ sinh. Bên cạnh đó, có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen. Điều rất đáng lo ngại là, trên thực tế vẫn còn một bộ phận dân cư bất chấp những con số báo động đỏ này. Ảnh Nguyễn Linh Vinh Quốc

Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra các bệnh về đường ruột như: tả, lỵ, thương hàn...; các bệnh về da liễu, mắt, phụ khoa như: hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm, đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp... Ảnh Phạm Thị Thu

Hiện nay, vấn đề an ninh nguồn nước sinh hoạt đô thị nói chung và nông thôn nói riêng đã, đang và sẽ còn ở mức báo động, rất cần sự nỗ lực của cộng đồng, ý thức trách nhiệm của người dân và quyết tâm của cả của hệ thống chính trị. Ảnh Trần Văn Túy

Hiện nay, cả nước vẫn còn hơn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Tại một số nơi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Ảnh Trần Văn Túy

Toàn quốc hiện có 16.573 công trình cấp nước tập trung nông thôn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho 28,3 triệu người (44% tổng dân số nông thôn). Trong đó, hoạt động bền vững chiếm 33,1%, tương đối bền vững chiếm 35,3%, kém bền vững chiếm 17%; không hoạt động chiếm 14,6%. Các công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên... Ảnh Hoàng An

Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025” đang được Bộ NN&PTNT xây dựng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, có 60% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên 51%.. Ảnh Nguyễn Đăng Khoa

Theo dự thảo, hoạt động cấp nước sạch nông thôn vẫn thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đẩy mạnh xã hội hóa. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình dẫn nước, trữ nước, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm nguồn nước. Ảnh Hoàng Phương

Đặc biệt, Nhà nước sẽ ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung, cấp nước hộ gia đình cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo. Ảnh Phan Văn Báu

Dự thảo đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cấp nước sạch nông thôn theo hướng đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, phù hợp với thực tiễn, mở rộng đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Ảnh Phùng Văn Quyến

Đồng thời, dự thảo cũng đặt ra nhiệm vụ xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ô nhiễm nguồn nước. Ảnh Phùng Văn Quyến

Theo MTĐT

Các tin khác


Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.

Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.