moitruongplus Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Kiên Giang đã có báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012 gửi Cục Quản lý tài nguyên nước.
Theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang, sau khi Luật Tài nguyên nước năm 2012 được ban hành và có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2013), Sở đã tổ chức 10 hội nghị, tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho cán bộ, công chức, viên chức địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn; các tổ chức, cá nhân có hoạt động tài nguyên nước; các tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với hơn 2635 người tham dự.
Sở đã tham mưu UBND tỉnh Kiên Giang ban hành 03 Quyết định quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gồm: Quyết định 17/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh (nguồn nước mặt); Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang cho biết, từ năm 2011, Sở TN&MT đã thực hiện Dự án "Điều tra, quy hoạch vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất, phục vụ quản lý tài nguyên nước dưới đất tỉnh Kiên Giang” được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 17/01/2011. Trên cơ sở số liệu điều tra tài nguyên nước mặt và nước dưới đất được điều tra lại sau 05 năm, kỳ quy hoạch đến năm 2017, Sở TN&MT đã thực hiện Dự án: "Điều tra đánh giá tài nguyên nước và lập Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2015-2025, tầm nhìn đến năm 2035”; đến năm 2020, Sở đã hoàn thành dự án, tiến hành bàn giao sản phẩm dự án cho 15 huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý trên địa bàn.
Về bảo vệ tài nguyên nước, thực hiện Nghị định số 167/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện dự án "Lập danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, dự kiến hoàn thành trong năm 2022.
Đồng thời, thực hiện Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, Sở TN&MT đã chủ trì thực hiện dự án "Xây dựng danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” và được phê duyệt tại Quyết định số 2934/QĐ-UBND ngày 26/12/2019. Dự án đã công bố và bàn giao sản phẩm cho 15 huyện, thành phố theo dõi thực hiện.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng đã xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho 90 công trình khai thác tài nguyên nước.
Hàng năm, UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở TN&MT thực hiện quan trắc giám sát chất lượng nước mặt tại 49 điểm, tần suất quan trắc 02 lần/năm; quan trắc, giám sát chất lượng nước dưới đất tại 16 điểm, tần suất quan trắc 02 lần/năm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 24 công trình quan trắc động thái nước dưới đất tại huyện Châu Thành 07 công trình, huyện Kiên Lương 04 công trình, huyện Tân Hiệp 05 công trình, huyện An Minh có 04 công trình và huyện Gò Quao có 04 công trình.
Tính đến nay, UBND tỉnh Kiên Giang đã cấp được tổng cộng 464 giấy phép về tài nguyên nước, trong đó có 68 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt; 14 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; 21 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 164 giấy phép khai thác nước dưới đất và 197 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt 134 Quyết định tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang không xảy ra các vụ việc tranh chấp về tài nguyên nước; thực hiện Điều 75 Luật Tài nguyên nước năm 2012, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 đã thực hiện 08 đoàn thanh, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh cấp giấy phép tài nguyên nước thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Theo MTĐT
Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.
Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.
Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.
Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.
Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.
Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.