moitruongplus Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn đề nghị các Bộ: Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải;.. tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012.
Ảnh minh họa: Trần Tĩnh/TTXVN
Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Qua hơn 8 năm được thi hành, Luật Tài nguyên nước đã đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, việc chấp hành quy định của luật và nhận thức của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước đã có nhiều chuyển biến và từng bước đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước cho phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, trước tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngày một gia tăng, thực tiễn công tác quản lý còn có chồng chéo, giao thoa, chưa thống nhất, một số vần đề phát sinh trong thực tiễn cần quản lý nhưng chưa được quy định trong luật, nhiều vướng mắc, bất cập chưa được giải quyết triệt để theo yêu cầu thực tiễn, cần phải sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, để có cơ sở đánh giá toàn diện thực tiễn thi hành Luật Tài nguyên nước, phát hiện những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân nhằm đề xuất xây dựng hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và phương hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Tài nguyên nước theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn số 3951/BTNMT-TNN đề nghị các Bộ: Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Xây dựng về việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012.
Nội dung tổng kết, đánh giá tập trung về tình hình triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 theo từng nội dung đã quy định tại luật, bao gồm:
Xây dựng hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước; điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tài chính về tài nguyên nước.
Các khó khăn, vướng mắc khi triển khai thi hành luật và nguyên nhân, biện pháp khắc phục, bao gồm: khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong công tác triển khai thi hành luật và nguyên nhân; khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong quy định của luật.
Đề xuất, kiến nghị nội dung sửa đổi, bổ sung luật, bao gồm: đề xuất những nội dung của Luật Tài nguyên nước cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung; đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan và đề xuất những nội dung chính sách mới cần được quy định trong Luật Tài nguyên nước để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.
Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.
Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.
Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.
Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.
Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.