moitruongplus Bên cạnh áp lực của khí thải, tình trạng xử lý nước thải cho đô thị tại Đồng Nai đang là vấn đề cấp thiết.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 31 KCN đang hoạt động, trong tương lai còn thêm 7 KCN đưa vào hoạt động. Địa phương hiện có gần 3,3 triệu dân, dự báo còn tăng nhanh bởi dân nhập cư, nhiều khu đô thị mới theo đó hình thành. Cùng với quá trình đô thị hóa, Đồng Nai đang phải đối mặt với những vấn đề về môi trường.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bên cạnh áp lực của khí thải, tình trạng xử lý nước thải cho đô thị tại Đồng Nai đang là vấn đề cấp thiết. Trong đó, đặc biệt ở TP Biên Hòa, với dân số đông và ngày càng tăng, hệ thống hạ tầng nhiều nơi không theo kịp tốc độ tăng dân số thì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt lại đang gần bằng… 0.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có một công trình xử lý nước thải hoàn thành và đưa vào sử dụng, nằm tại TP Biên Hòa, tuy nhiên công trình này chưa có đường ống dẫn nguồn nước thải từ các hộ gia đình đến trạm mà phải tạm thời bơm nước suối nơi nước thải của dân xả xuống đem xử lý rồi trả lại môi trường.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện tổng lượng nước thải ở các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là khoảng 289.000 m3/ngày đêm, trong đó tại TP Biên Hòa là 116.000 m3/ngày đêm, TP Long Khánh là 15.500 m3/ngày đêm, còn lại là các đô thị khác. Tuy nhiên, hiện chỉ hơn 1% nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định, còn hơn 98% vẫn đang xả trực tiếp ra môi trường. Trong khi đó, dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Biên Hòa từng hứa hẹn được đầu tư trong giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư hơn 6.600 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ODA hơn 5.300 tỉ đồng và nguồn vốn đối ứng của UBND tỉnh hơn 1.200 tỉ đồng. Dự án dự kiến thực hiện từ năm 2016 đến 2026, tuy nhiên vướng mắc sau đó xảy ra xung quanh các vấn đề mặt bằng, công nghệ và phương án triển khai.
Trước thực tế này, UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu các cơ quan liên quan phải nhanh chóng nghiên cứu giải pháp khắc phục. UBND tỉnh nêu rõ nếu chưa thực hiện được dự án lớn để xử lý ô nhiễm thì chia nhỏ dự án để đẩy nhanh thực hiện. Điển hình có thể chia nhỏ dự án xử lý nước thải thông qua việc đầu tư các trạm xử lý nước có quy mô phù hợp tại các khu vực, tuyến sông, suối trước khi xả ra sông.
Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.
Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.
Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.
Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.
Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.
Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.