moitruongplus Sáng 1/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An có cuộc làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham vấn, lấy ý kiến góp ý vào Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã báo cáo thực trạng an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập trên địa bàn tỉnh.

Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sản xuất và đời sống của con người. Ảnh: Internet

Điều đáng quan tâm nhất là mặc dù nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, song phân bổ không đều theo không gian và thời gian. Mặt khác, có khoảng 38% lượng nước trên địa bàn tỉnh phụ thuộc từ nước bạn Lào chảy vào sông Lam.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nêu một số nguy cơ đe dọa đến an ninh nguồn nước liên quan đến tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, dẫn đến nguồn nước có xu hướng giảm, cạn kiệt. Trong khi đó hệ thống hồ chứa và công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang có những bất cập.


Bên cạnh đó, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, sinh hoạt của người dân còn tình trạng xâm lấn, san lấp sông, suối, hồ, kênh mương, làm ảnh hưởng đến diện tích mặt nước và tình trạng ô nhiễm nguồn nước…

Liên quan đến Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; các ý kiến tham gia đều khẳng định, nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sản xuất và đời sống của con người.

Tuy nhiên thực tiễn đang đặt ra nhiều bất cập cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải pháp cụ thể để bảo đảm an ninh nguồn nước trên phạm vi cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng. 

Nhiều ý kiến cho rằng, bố cục đề án chưa hợp lý và một số nội dung quan trọng chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ, đúng tầm. Như chưa đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, thực trạng hiện nay chưa có sự thống nhất và đang còn chồng chéo, bất cập giữa các ngành Nông nghiệp, Tài nguyên - Môi trường, Công thương; quản lý, bảo vệ chưa đi đôi với khai thác, sử dụng.

Chưa có sự dự báo về nguồn nước và nhu cầu sử dụng nguồn nước cũng như chưa có dự báo về nguy cơ sa mạc hóa ở các khu vực để có giải pháp cụ thể và kịp thời.

Đề án cũng chưa đề cập quan hệ quốc tế để đảm bảo an ninh nguồn nước. Mặt khác, tài nguyên nước có nước mặt và nước ngầm, nhưng chưa đề cập nhiều đến nước ngầm.

Giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cần bổ sung thêm một số nội dung, trong đó cần ưu tiên làm hồ chứa nước hoặc các công trình giữ nước, ngăn mặn, giữ ngọt trên các sông. An ninh nguồn nước, ưu tiên làm hồ chưa hơn làm trạm bơm…

Tại cuộc làm việc, các đại biểu Quốc hội tỉnh và thành viên tham gia đoàn làm việc cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cùng các sở, ngành liên quan tiếp tục tham mưu cho tỉnh có giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh giải pháp công trình, dự án thì cần quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục, hạn chế các nguy cơ đe dọa đến an ninh nguồn nước…  

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng khẳng định, các thông tin mà Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cung cấp và các ý kiến tham gia tại cuộc họp sẽ là thông tin, cơ sở quan trọng để đoàn đưa vào thảo luận tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV tới.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.

Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.