moitruongplus Nhằm cải thiện chất lượng không khí, trong giai đoạn 2021-2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội sẽ đầu tư thêm 15 trạm quan trắc môi trường không khí cố định.

Sở sẽ tích hợp 3 thiết bị quan trắc phóng xạ; 5 trạm quan trắc môi trường nước; 1 thiết bị quan trắc phóng xạ trên trạm quan trắc nước mặt tự động cố định, 6 trạm quan trắc nước dưới đất để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước kiểm soát chất lượng môi trường trên địa bàn.


Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội sẽ đầu tư thêm 15 trạm quan trắc môi trường không khí cố định.(Ảnh:Internet).

Được biết, Hà Nội đang là một trong những thành phố đi đầu trong cả nước về thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi trường đồng bộ, hiện đại, công bố công khai dữ liệu quan trắc môi trường…

Và chính nhờ những số liệu được tổng hợp từ hệ thống quan trắc tự động liên tục, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã xác định nguyên nhân, truy tìm cụ thể từng nguồn thải gây ô nhiễm không khí. Từ đó tham mưu, đề xuất UBND TP Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng không khí Thủ đô.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội liên tục cập nhật chỉ số chất lượng không khí AQI và chất lượng nước WQI của địa bàn Thủ đô trên website https://moitruongthudo.vn và https://chisoquantracnuoc.vn để toàn bộ người dân, du khách nước ngoài theo dõi.

Và gửi thông tin chất lượng không khí hàng ngày tới các cơ quan báo chí, truyền hình để đưa các bản tin môi trường không khí trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kịp thời khuyến cáo tới người dân các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa trong điều kiện chỉ số chất lượng không khí AQI có ảnh hướng tới sức khỏe.

Cũng theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, trong thời gian tới, Sở này sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư hệ thống quan trắc tự động trên địa bàn thành phố. Đồng thời, ứng dụng phần mềm mô hình hóa dự báo ô nhiễm, kịp thời cung cấp số liệu ô nhiễm môi trường tới đông đảo người dân.

Số liệu từ các trạm quan trắc không khí tự động trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã được cải thiện trong từng tháng.

Nếu như, trong tháng 1/2021, 11 khu vực ở nội thành có từ 9 đến 21 ngày chất lượng không khí ở mức xấu và rất xấu thì sang tháng 2 và tháng 3, chỉ còn 5 khu vực có 1 đến 2 ngày chất lượng không khí ở mức xấu, không có ngày nào ở mức rất xấu; số ngày tốt và trung bình tăng.

Được biết, 3 tháng qua, Hà Nội không còn xuất hiện những đợt ô nhiễm nghiêm trọng. Có được kết quả này là do các sở, ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt, triển khai các giải pháp hạn chế nguồn gây ô nhiễm.

Có thể nói, thời gian vừa qua, các địa phương đã thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND thành phố về xóa bếp than tổ ong và hạn chế đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch (đến đầu năm 2021, thành phố đã loại bỏ được 92% lượng bếp than tổ ong, giảm được 95% lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng).

Thông số bụi mịn PM 2.5 trên địa bàn Thủ đô đã giảm qua từng tháng, tuy nhiên vẫn thiếu bền vững và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Một trong những nguyên nhân là có việc nguồn phát thải chính từ phương tiện giao thông chưa được xử lý căn cơ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.