moitruongplus Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.
Ảnh minh hoạ. ITN
Theo một nghiên cứu gần đây, tổng khối lượng nhựa trên trái đất ngày nay đã gấp 4 lần khối lượng của tất cả loài động vật sống. Các nhà khoa học của Trung tâm Phục hồi môi trường Stockholm (Thụy Điển) ước tính khoảng 350.000 hóa chất được sản xuất khác nhau trên thị trường và một lượng lớn trong số đó đổ ra môi trường. Hiện chưa đến 10% lượng nhựa được sản xuất trên thế giới được tái chế, ngay cả khi sản lượng tăng gấp đôi lên 367 triệu tấn kể từ năm 2000.
Bà Carney Almroth đồng tác giả của nhóm nghiên cứu trên nói với AFP rằng thế giới vẫn còn thời gian để giải quyết tình trạng báo động trên nhưng ở đó đòi hỏi những hành động khẩn cấp và đầy tham vọng... ở cấp độ quốc tế.
Nhân loại đang trong cuộc khủng hoảng rác thải nhựa khi chúng có mặt khắp nơi từ đường phố, sông hồ, đại dương, ở đâu cũng có. Ô nhiễm ở các đại dương nghiêm trọng tới mức ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở mọi cấp độ, từ những sinh vật nhỏ nhất cho tới cá voi.
Theo các nhà khoa học, hóa chất và rác nhựa đang ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây thêm căng thẳng cho các hệ sinh thái vốn đã căng thẳng. Trong đó, thuốc trừ sâu giết chết các sinh vật sống và rác nhựa có trong dạ dày của các sinh vật sống. Rác nhựa trên toàn cầu ngày một tăng và đến nay có thể gây ra những tác động mà chúng ta sẽ không thể đảo ngược. Ô nhiễm nhựa toàn cầu sắp đến giới hạn không thể phục hồi.
Nghiên cứu nói trên được thông báo ngay trước thềm cuộc họp của Liên hiệp quốc vào cuối tháng này tại thành phố Nairobi - Kenya để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa từ nguồn ra biển.
Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.
Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.
Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.
Từ ngày 28/1, Nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức tiếp nhận, xử lý rác thải sau nhiều lần chậm tiến độ.