moitruongplus Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương tại buổi kiểm tra tiến độ triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, thị xã Hương Thủy.
Theo quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn có quy mô diện tích khu quy hoạch khoảng 11,234 ha; công suất xử lý chất thải rắn sinh hoạt khoảng 600 tấn/ngày đêm với tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng.
Nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Dự kiến, dự án được khởi công xây dựng năm 2020 và đưa vào vận hành xử lý từ năm 2021. Thời gian hoạt động của dự án 25 năm.
Kiểm tra các khu vực bãi đổ đất thải tại phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy. Ảnh: thuathienhue.gov.vn
Dự án gồm các phân khu chức năng như khu điều hành, phân loại- tái chế, khu xử lý theo công nghệ sinh học; khu đốt rác, chôn lấp, khu xử lý rác thải y tế, khu cây xanh, mặt nước...
Tuy nhiên thời gian qua, vì nhiều lý do nên dự án này vẫn chưa được triển khai xây dựng. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế (Công ty con thuộc tập đoàn China Everbright International) cho biết, đến nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đã hoàn thành và bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các chuyên gia người nước ngoài của công trình không thể nhập cảnh, một số thủ tục, hồ sơ có chậm hơn so với dự kiến.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Quý Phương đề nghị chủ đầu tư tranh thủ sự hỗ trợ của các sở, ban ngành và địa phương để điều chỉnh, hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo yêu cầu; sớm hoàn thiện các thủ tục về thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy.
"Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn là nhà máy xử lý rác thải tập trung hiện đại của tỉnh; vì vậy việc triển khai xây dựng phải được triển khai đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đạt yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao về xử lý chất thải rắn và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trước những nhu cầu cấp bách về xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay, dự án phải sớm được triển khai thi công để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cũng như hạn chế ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân trên địa bàn”, Phó Chủ tịch UBND nhấn mạnh.
Qua thống kê, mỗi ngày toàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh khoảng 600 tấn rác thải sinh hoạt chưa qua phân loại. Riêng khu vực TP. Huế phát sinh mỗi ngày 200 tấn rác sinh hoạt thì có đến 6% là rác nhựa và túi ni lông. Đó là chưa nói lượng chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải rắn công nghiệp thải ra hàng ngày...
Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Bãi lớn nhất hiện tại là ở phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) do Công ty Tâm Sinh Nghĩa đầu tư đã bị quá tải với công suất 200 tấn rác/ngày.
Nhà máy xử lý rác sinh hoạt Phú Sơn hình thành sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm, tái ô nhiễm do chôn lấp và bức thiết nhất là đến thời kỳ đóng cửa các khu chôn lấp do hết sức chứa. Nhà máy đi vào vận hành khai thác không chỉ đảm nhận xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn mà còn là nơi phục vụ giáo dục môi trường, văn hoá bảo vệ môi trường, khu sinh thái du lịch xanh.
Theo MTĐT
Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.
Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.
Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.
Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.