moitruongplus Cục Viễn thám quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đang gấp rút triển khai xây dựng dự án ‘Giám sát các bãi rác thải trên toàn quốc bằng công nghệ viễn thám’.
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện Việt Nam có 660 bãi chôn lấp và mỗi ngày tiếp nhận khoảng 20.200 tấn rác thải mỗi ngày. Và đáng lưu ý, trong số 660 địa điểm xử lý chất thải này, thì chỉ có 30% được xếp loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải.
Bên cạnh đó, hầu hết các bãi chôn lấp không có máy đầm nén, hệ thống thu gom khí, xử lý nước rỉ rác, hoặc hệ thống quan trắc môi trường và quản lý kém. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí, nên đã gây ra nhiều vấn đề, rủi ro về môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân sinh sống trên địa bàn. Đặc biệt ở những vùng có mức phát sinh chất thải lớn và mật độ dân số cao.
Cục Viễn thám quốc gia đang triển khai Dự án "Giám sát các bãi rác thải trên toàn quốc bằng công nghệ viễn thám”
Cùng với đó, việc chất thải không được che phủ, hay như có quá nhiều bãi chôn lấp, bãi rác nhỏ tại các địa điểm không phù hợp cùng với rác thải vứt bừa bãi của các hộ gia đình, tái chế không đúng cách tại những làng nghề… đều là nguyên nhân khiến chất thải tồn dư quá nhiều trong thiên nhiên.
Mặt khác, số lượng và vị trí các bãi rác thải chưa được quản lý đầy đủ, chưa được cập nhật thường xuyên kịp thời. Bên cạnh đó, hiện trạng rác thải tồn đọng, cũng như dữ liệu về các bãi rác thải phát sinh mới cũng cần cập nhật…
Bên cạnh đó, Tổng cục Môi trường cũng chưa thể quản lý đầy đủ số lượng và vị trí các bãi rác thải vì cơ sở dữ liệu không được cập nhật thường xuyên về hiện trạng của các bãi rác thải đã tồn tại, hoặc các bãi rác thải mới phát sinh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Cục Viễn thám quốc gia đã bắt tay triển khai xây dựng Dự án "Giám sát các bãi rác thải trên toàn quốc bằng công nghệ viễn thám” nhằm xây dựng hệ thống thông tin thống nhất về quản lý về chất thải rắn. Trong đó, thông tin về các bãi rác thải và khu vực nhạy cảm với môi trường phải được cập nhật liên tục trên phạm vi toàn quốc.
Dự án được kỳ vọng sẽ đưa ra các giải pháp hữu ích nhằm tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn ở Trung ương và địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin chất thải rắn của Tổng cục Môi trường.
Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh cho biết, công nghệ viễn thám có tính đa thời gian, độ phủ rộng và độ phân giải không gian tốt sẽ là công cụ hữu hiệu để giám sát các bãi rác thải trên toàn quốc. Với đặc thù của công nghệ viễn thám là lưu trữ các dữ liệu lịch sử, thông tin về các bãi rác sẽ được cung cấp xuyên suốt quá trình hoạt động từ khi hình thành cho đến hiện tại.
Không những thế, dữ liệu ảnh SPOT6/7 phủ trùm toàn quốc còn cho phép cung cấp rất nhiều thông tin giá trị phục vụ công tác quản lý chất thải như: Vị trí bãi rác; Biến động về diện tích của bãi rác; Thông tin về hiện trạng của các khu vực nhạy cảm với môi trường như các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề; Giám sát thực hiện quy hoạch bãi rác, bãi chôn lấp chất thải rắn…
Ngoài ra, công nghệ viễn thám còn cho phép theo dõi diễn biến, hiện trạng bãi rác và các nhà máy, khu vực khai thác khoáng sản sau khi đóng cửa, phục vụ công tác quản lý quá trình cải tạo, xử lý môi trường. Đặc biệt, dữ liệu được lấy từ trạm thu ảnh viễn thám của Đài Viễn thám Trung ương – Cục Viễn thám quốc gia nên có khả năng cung cấp dữ liệu lâu dài và liên tục, đảm bảo công tác vận hành hệ thống và cập nhật thông tin có tính lâu dài.
Theo Môi trường Cuộc sống
Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.
Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.
Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.
Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.