moitruongplus Theo một báo cáo mới của 451 Research cho biết, việc chuyển các ứng dụng lên môi trường đám mây có thể giảm lượng khí thải carbon tới 78% ở các doanh nghiệp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nghiên cứu đã khảo sát hơn 500 công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trong khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

Báo cáo cho thấy, nếu các tổ chức chuyển các ứng dụng kinh doanh từ trung tâm dữ liệu tại chỗ lên đám mây thì có thể giảm việc sử dụng năng lượng và khí thải cacbon tới 78%. Hơn nữa, nếu các hoạt động đám mây trong khu vực APAC được được vận hành bởi 100% năng lượng tái tạo, thì việc chuyển các ứng dụng tính toán lên đám mây sẽ giúp giảm khí thải lên tới 93% đối với các công ty ở APAC.


Chuyển ứng dụng lên đám mây AWS, có thể cắt giảm 78% lượng khí thải. (Ảnh minh họa)

Kết quả khảo sát của 451 Research chỉ ra rằng các trung tâm dữ liệu trên đám mây có lợi thế hiệu quả vượt trội cả về phạm vi máy chủ và hạ tầng. Hơn nữa, các máy chủ đám mây có thể giảm hơn 67% năng lượng tiêu thụ nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến và tần suất sử dụng cao.

"Với cùng một lượng tải công việc, các trung tâm dữ liệu đám mây siêu quy mô có thể vận hành tiết kiệm năng lượng hơn gần 5 lần so với các doanh nghiệp và tổ chức dịch vụ công trong khu vực sử dụng hạ tầng truyền thống", Kelly Morgan, giám đốc nghiên cứu, bộ phận dịch vụ và hạ tầng trung tâm dữ liệu tại 451 Research, cho biết.

Trưởng bộ phận chính sách năng lượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của AWS - Ken Haig, cho biết: Các khách hàng tại APAC đã chuyển các ứng dụng tính toán lên đám mây AWS có thể giảm đáng kể lượng khí thải cacbon, đây là kết quả của tất cả các nỗ lực hướng tới phát triển bền vững của chúng tôi. Quy mô và sự tập trung vào sáng tạo của chúng tôi cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong vận hành trung tâm dữ liệu hơn so với hạ tầng tại chỗ truyền thống.

Ngoài việc tối đa hóa hiệu quả hoạt động nhằm giảm lượng năng lượng cần thiết để vận hành các trung tâm dữ liệu, AWS cũng đồng thời đang nỗ lực tìm kiếm nguồn 100% năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu năng lượng của công ty tại khu vực vào năm 2030 và song hành với mục tiêu đó trên phạm vi toàn cầu vào năm 2025.

Theo Kinh tế Môi trường

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.