moitruongplus Vỏ bưởi được TS Phúc và cộng sự xử lý có thể hấp phụ được chì, niken và cadimi trong nước thải, hiệu quả cao hơn một số vật liệu khác.

Sinh sống tại Đồng Nai, nơi nổi tiếng với vùng bưởi Tân Triều của huyện Vĩnh Cửu, TS Đinh Văn Phúc (39 tuổi), làm việc tại Viện nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng, Đại học Duy Tân nhận thấy người dân trong vùng chỉ lấy phần thịt bưởi chế biến, để lãng phí vỏ. Nghiên cứu vật liệu thân thiện để xử lý ô nhiễm môi trường TS Phúc thử tận dụng vỏ bưởi làm vật liệu hấp phụ một số kim loại nặng bởi trong thành phần vỏ bưởi chủ yếu có cellulose, pectin và một số loại hợp chất hữu cơ khác. Trong cấu trúc của cellulose và pectin chứa các nhóm chức -OH và –COOH có khả năng tương tác tốt với kim loại theo cơ chế tĩnh điện hoặc tạo phức. Ngoài ra, vỏ bưởi xốp nên các ion kim loại nặng cũng có thể bị lưu giữ bên trong.

TS Phúc tại phòng làm việc. Ảnh: NVCC

Vỏ bưởi được nhóm nghiên cứu xử lý ở điều kiện thường để loại bớt tinh dầu và một số chất hữu cơ gây hư hại khi tiếp xúc với nước, sau đó sấy khô và sử dụng. Đưa vỏ bưởi đã xử lý vào ngâm trong nước nhiễm các kim loại nặng khoảng 2 tiếng, nước qua vật liệu lọc loại bỏ được các thành phần gây hại.

Để xác định khả năng hấp phụ các kim loại nặng của vỏ bưởi, TS Phúc tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố như độ pH, thời gian, nồng độ, sự cạnh tranh của các kim loại cũng như các chất khác trong nước.

So với một số vật liệu hấp phụ được nghiên cứu (như trấu, vỏ chuối), vỏ bưởi có khả năng hấp phụ chì, cadimi và niken tốt hơn, lần lượt 47,18 mg/g, 13,35 mg/g và 9,67 mg/g. Trong đó, chì được vật liệu này hấp phụ nhiều nhất do có sự tương tác với các chất trong vỏ bưởi tốt hơn cadimi và niken.

Nước nhiễm kim loại nặng tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp hoặc khu đông dân cư tại thành phố lớn, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Với đặc điểm không màu, không mùi nên kim loại khó bị phát hiện, trong khi giá lắp đặt và duy trì hệ thống lọc nước cao.

TS Phúc và cộng sự mong muốn có thể đưa những phụ phẩm nông nghiệp vào giải quyết bài toán ô nhiễm nguồn nước cho người dân với mức chi phí hợp lý, dễ dàng sử dụng.

Ông cho biết, để cải tiến khả năng hấp phụ của phụ phẩm này, nhóm dự định kết hợp với một số phụ phẩm khác như lá dứa, vỏ chuối để tăng khả năng hấp phụ kim loại, hoặc từ những phụ phẩm này có thể biến đổi thành vật liệu có thể xử lý hiệu quả hơn.

Theo Nguyễn Xuân/Vnexpress.net

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.