moitruongplus Tình hình dịch bệnh kéo dài, khẩu trang ngày càng khan hiếm và có nhiều loại khẩu trang không đạt chuẩn được bán tràn lan trên thị trường, một nhóm sinh viên trường ĐH Duy Tân đã nảy ra ý tưởng tạo nên những chiếc khẩu trang từ bã mía.


Nhóm tác giả trong phòng thí nghiệm

Theo các tác giả, sản phẩm này có thể thay thế các loại khẩu trang y tế hiện nay vì những tính năng nổi bật, giá cả ổn định và thân thiện với môi trường. Để hoàn thiện sản phẩm, nhóm trải qua rất nhiều công đoạn như tìm kiếm tư liệu về những sản phẩm tương tự, tìm hiểu về các chất hóa học, cũng như nhiều công đoạn nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, khó khăn lớn nhất của nhóm là tìm ra quy trình tạo vải và tìm những nguyên liệu thân thiện với môi trường để giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo được tính năng của sản phẩm. Sau khi nhận thấy tính thực tiễn và công dụng của sản phẩm, Trung tâm Khởi nghiệp, trường ĐH Duy Tân và Giám đốc Trung tâm Hóa học Tiên tiến trường ĐH Duy Tân - TS Lê Hoàng Sinh đã quyết định hỗ trợ cho nhóm dự án.

Bên cạnh đó, nhóm còn đưa sản phẩm này đến nhiều cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên và đạt thành tích cao như: Giải Khuyến khích cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” năm 2020 do Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức; Giải dự án được yêu thích nhất tại cuộc thi "Hult Prize at DTU” và Top 6 cuộc thi "Hult Prize SEA 2021”. Võ Thị Hàn Châu (thành viên của nhóm) bày tỏ: "Việc được lọt vào Top 6 cuộc thi Hult Prize SEA 2021 đã mở ra một trang mới hoàn toàn cho nhóm, tạo thêm động lực cho nhóm bước tiếp. Đây là một cuộc thi lớn để nhóm có thể thử sức, trải nghiệm cũng như được lắng nghe những ý kiến, đóng góp để hoàn thiện dự án hơn”.

Theo nhóm, hướng phát triển những "sáng kiến xanh” là một bước đi vô cùng đúng đắn. Mục đích của nhóm khi đến với lĩnh vực nghiên cứu các "sản phẩm xanh” là tạo ra một sản phẩm thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người. Ngoài ra, nhóm mong muốn có thể góp phần giảm lượng lớn rác thải bã mía ra môi trường mỗi năm.

Hiện tại, nhóm vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Nhóm đang có ý định nâng cấp cho chiếc khẩu trang để nó có thêm nhiều tính năng hơn nữa trong tương lai. Bên cạnh đó, nhóm hy vọng có thể đưa sản phẩm ra thế giới để mọi người có thể được sử dụng những sản phẩm an toàn cho sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.