moitruongplus “UEH Zero Waste Campus” là dự án đầu tiên tiên phong trong lối sống xanh và bền vững tại trường đại học.

Thông tin từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, vượt qua bốn dự án khác ở vòng chung kết vừa diễn ra, dự án "UEH Zero Waste Campus” của trường đã xuất sắc đạt giải quán quân của cuộc thi quốc tế "Thử thách thành phố không rác thải”.

Cuộc thi do tổ chức phi chính phủ Waste Aid cùng nhiều nhà tài trợ quốc tế tổ chức. Dự án xuất sắc nhất đã nhận được giải thưởng trị giá 10.000 euro, cùng sự cố vấn chuyên môn từ hội đồng chuyên gia về môi trường và kinh tế tuần hoàn thế giới.

Cuộc thi toàn cầu này là một phần của Mạng lưới Kinh tế Tuần hoàn từ tổ chức WasteAid, được tài trợ bởi Huhtamaki, đang được tổ chức tại ba thành phố: TP.HCM ở Việt Nam, Guwahati ở Ấn Độ và Johannesburg ở Nam Phi.


Với dự án "đại học không rác thải” của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, dự án nhằm đề ra giải pháp đổi mới sáng tạo ưu tiên áp dụng mô hình 3R (Reduce - Reuse - Recycle) trong phân loại và xử lý rác thải, cũng như ứng dụng công nghệ trong phương pháp giáo dục và truyền thông.

Dự án lấy người sử dụng làm trung tâm để thấy rõ hơn lợi ích của dự án, thúc đẩy đến nền kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, góp phần lan tỏa, truyền cảm hứng, thay đổi tư duy và hành vi của thế hệ trẻ.

Dự án đang được thiết kế, triển khai thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên trong năm 2021 với thông điệp "Rethink and Be Green”. Giai đoạn này kỳ vọng giảm 40% lượng rác nói chung, giảm 30% rác thải nhựa sử dụng một lần và ít nhất 70% sinh viên, viên chức nhà trường hiểu được chính xác thế nào là không rác.

Dự án đề ra giải pháp đổi mới sáng tạo ưu tiên áp dụng mô hình 3R trong phân loại và xử lý rác thải, cũng như ứng dụng công nghệ trong phương pháp giáo dục và truyền thông, lấy người sử dụng làm trung tâm để thấy rõ hơn lợi ích của dự án, thúc đẩy đến nền kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, nghệ sĩ Trọng Hiếu sẽ tham gia đồng hành cùng dự án, truyền cảm hứng, lan tỏa các giá trị sống xanh và thông điệp "Rethink - Be Green".

Dự án đang được thiết kế, triển khai và dự kiến hoàn thành vào năm 2025 với những chặng hành trình, các cột mốc để tạo ra những công dân UEH xanh, đối tác xanh và cộng đồng xanh, phát triển bền vững. 


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.