moitruongplus Thành phần chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của Việt Nam đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần thành phần chất hữu cơ và tăng dần các thành phần chất thải nhựa, khó xử lý.
Thành phần nhựa tăng dần trong chất thải rắn sinh hoạt.
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019, CTRSH của Việt Nam có đặc trưng là độ ẩm cao, dao động trong khoảng 65 - 95%, độ tro khoảng 25 - 30% tổng hàm lượng chất rắn bay hơi dao động trong khoảng 70 - 75%, nhiệt lượng thấp dao động trong khoảng 900 - 1.100 Kcal/kg khối lượng ướt. Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thải) trong CTRSH của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác. Tuy nhiên thành phần chất hữu cơ đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần, và thành phần chất thải nhựa, rác thải khó xử lý đang có chiều hướng tăng dần.
Số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 80 - 96%, nhưng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%. Tỷ lệ nghịch với việc giảm chất thải hữu cơ, là tăng khối lượng chất thải nhựa trong CTRSH. Điều đó thể hiện sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị ngày càng ưu chuộng lối sống nhanh và tiện lợi, ưu tiên các sản phẩm nhựa dùng một lần như các chai, lọ nhựa, bao bì ni-lông, hộp xốp…
Bên cạnh đó, thành phần giấy và kim loại trong CTRSH cũng thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần. Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su có tỉ lệ thấp, tuy nhiên các thành phần này đều đang có chiều hướng tăng qua các năm. Sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần CTRSH là một trong những vấn nạn đối với công tác quản lý, xử lý CTRSH của Việt Nam.
Thành phần nhựa hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các bãi chôn lấp và các nhà máy tái chế composst. Điều đó chứng tỏ hiện nay một số loại chất thải nhựa đang không được phân loại và tái chế do giá trị kinh tế thấp.
Số liệu thống kê thành phần CTRSH của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến 2017 cho thấy thành phần thực phẩm của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần từ 74,3% (năm 2009) xuống 59,2% (năm 2017). Trong khi đó thành phần nhựa tăng từ 5,5% trong năm 2009 lên 13,9% trong năm 2017, điều này phù hợp với xu hướng tăng tỷ lệ tiêu thụ nhựa trên đầu người của Việt Nam từ 33 kg/năm (2010) lên 41 kg/năm (2015) vì sự tiện ích và giá thành rẻ của các sản phẩm nhựa.
Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.
Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.
Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.
Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.