moitruongplus Bằng công nghệ hiện đại cũng như khả năng sáng tạo, bên cạnh việc sử dụng lông cừu trong hoạt động may mặc, con người còn dùng nó như những tấm cách nhiệt hiệu quả cho các công trình kiến trúc.
Đặc tính của lông cừu
Nhờ vào lớp lông dày của mình, cừu có khả năng sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bộ lông này chẳng những đóng vai trò duy trì sự khô ráo, mà còn giữ ấm cơ thể cừu trước những ngày đông buốt giá.
Từ lâu, lông cừu đã được sử dụng làm phục trang trong đời sống hàng ngày. Con người với sự nhạy bén và tinh tế, đã sớm nhận thấy từng sợi lông khi được bện chặt vào nhau sẽ tạo nên những lớp vải mang phong cách đặc trưng, không trộn lẫn.
Lông cừu có thể được sử dụng như một giải pháp cách nhiệt hiệu quả.
Ngoài vai trò phục vụ cho may mặc, lông cừu còn được chú ý bởi khả năng cách nhiệt hữu ích cho các công trình. Tự xa xưa, người du mục Mông Cổ thường phủ những tấm lót bằng lông cừu lên sàn và tường nhà, nhằm chống lại cái rét cắt da cắt thịt chốn thảo nguyên; đồng thời trong những ngày hè nóng bức, vật liệu này lại đóng vai trò giúp không gian trở nên thoáng mát hơn. Chính nhờ đặc tính dày dặn mà lông cừu có khả năng hoạt động như những chiếc túi khí, qua đó ngăn luồng không khí bên trong thoát ra môi trường ngoài.
Đặc điểm của vật liệu cách nhiệt từ lông cừu
Không yêu cầu quy trình gia công phức tạp, vật liệu bằng lông cừu chỉ cần được giặt sạch là có thể tái sử dụng một cách đa năng. Những tấm lông cừu được xem như những chiếc thảm trang trí đẹp mắt, khi đặt dưới sàn nhà, trên ghế ngồi hay trong phòng ngủ đều mang đến cảm giác ấm cúng, nhẹ nhàng cho gia đình hơn.
Với sự mềm mại và linh hoạt, sản phẩm cách nhiệt này dễ dàng bố trí trong từng ngóc ngách của ngôi nhà. Hơn nữa, tùy theo từng mục đích sử dụng, người dùng còn có thể cắt ghép, điều chỉnh tấm vật liệu dựa trên các kích thước khác nhau, góp phần tăng tính thẩm mỹ và tạo nên không gian nội thất hài hòa.
So với loại vật liệu cách nhiệt khác rất được ưa chuộng là bông khoáng, điểm vượt trội của lông cừu nằm ở khả năng hấp thụ hơi ẩm mà không ảnh hưởng tới chất lượng cách nhiệt. Nhờ vậy, đây sẽ là giải pháp chống nóng lạnh hiệu quả thay cho vật liệu trên trong những môi trường ẩm ướt.
Tấm cách nhiệt từ lông cừu dễ lắp đặt trong nhiều không gian khác nhau.
Xét trên phương diện kinh tế, vật liệu cách nhiệt từ lông cừu được xem là lựa chọn hiệu quả khi chi phí thấp hơn khoảng 85% so với bông khoáng. Mặc dù có giá thành cao trên thị trường, nhưng khả năng hoàn vốn trong sản xuất của len lông cừu lại chiếm ưu thế hơn nhiều.
Là một sản phẩm không bắt lửa, tấm cách nhiệt lông cừu góp phần bảo vệ cho các công trình dân dụng trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Đây cũng là một loại vật liệu có tuổi thọ lâu bền, chống lại được các tác nhân ngoại cảnh thường gặp như nấm mốc, côn trùng.
Các vật liệu làm từ lông cừu thường được xử lý bằng hàn the để tăng hiệu quả sử dụng trong công trình kiến trúc. Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu vô tình tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu, lông cừu sẽ hấp thụ và lưu lại các hóa chất này trong thời gian dài. Tất cả những hóa chất trên đều ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe con người, vì vậy, bên cạnh những tính năng hữu ích, cần cẩn trọng khi sử dụng loại vật liệu này.
Theo kientrucvietnam.org.vn
Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.
Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.
Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.
Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.