moitruongplus Một giải nhất, hai giải Nhì, ba giải Ba và nhiều giải khuyến khích đã được trao cho các ý tưởng tham gia cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu”.
Sáng 28/9, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp tổ chức vòng chung kết và Lễ trao giải cuộc thi "Thanh niên sáng tạo vì khí hậu." Bam giám khảo đã chấm điểm và lựa chọn căn cứ trên 4 tiêu chí: tính đổi mới, tính thực tiễn, tính bền vững và cách thức triển khai-khả năng nhân rộng.
Ban tổ chức trao giải cho các thí sinh có ý tưởng xuất sắc tại vòng chung kết
Kết quả cuối cùng, giải Nhất trị giá 50 triệu đồng được trao cho Nguyễn Văn Hiển (Đồn Biên phòng Si Pha Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) với "Giải pháp trồng cây dâu tằm ở khu vực biên giới, xây dựng hàng rào sinh học để giữ đất và chống xói mòn, phát triển kinh tế-xã hội cho cư dân biên giới."
Hai Giải Nhì, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng được trao cho Nhóm Tương lai xanh HTK (Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) với ý tưởng "Xây dựng bảo tàng mini đồ dùng học tập bằng rác thải cho học sinh phổ thông" và Lê Thị Hảo (giáo viên Trường Trung học cơ sở Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) với ý tưởng "Thu gom rơm, rạ thải từ nông nghiệp nhằm làm giảm khói bụi gây ô nhiễm môi trường và làm nguyên liệu cải tiến bề mặt sân bêtông giúp tăng năng suất muối cho nhân dân vùng sản xuất muối ven biển."
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao ba giải Ba và nhiều giải khuyến khích cho các thí sinh có ý tưởng tốt.
Cùng với giải thưởng tiền mặt, các ý tưởng đoạt giải của cuộc thi còn nhận được sự tư vấn kỹ thuật từ các chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và UNDP để triển khai dự án vì mục tiêu giảm phát thải và thúc đẩy các nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Thông qua cuộc thi này, có thể thấy rõ được năng lực, sức sáng tạo của các đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thanh niên Việt Nam hoàn toàn có thể đóng góp nhiều hơn nữa, đem lại những kết quả tích cực nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu trong tương lai, góp phần đảm bảo một tương lai phát triển bền vững cho Việt Nam, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương phát biểu.
Cuộc thi "Thanh niên sáng tạo vì khí hậu" thuộc đề án "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019-2022" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 17/7/2019; và sáng kiến "Thanh niên hành động vì khí hậu" (Youth4Climate) do UNDP Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động năm 2020. Cuộc thi đã nhận hơn 400 bài dự thi từ các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc 54/63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước. Các bài dự thi trải đều trên 4 lĩnh vực gồm truyền thông sáng tạo, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu ưu tiên các giải pháp dựa vào tự nhiên, kinh doanh có trách nhiệm với biến đổi khí hậu.
Cuộc thi đã để lại những dấu ấn tích cực trong việc phát huy vai trò, khả năng sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu, các ý tưởng, dự án sáng tạo sẽ được tiếp tục ươm tạo để hiện thực hóa hiệu quả và nhân rộng hơn nữa trong tương lai.
Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.
Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.
Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.
Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.