moitruongplus Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy nông nghiệp giới thiệu công trình “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống dây chuyền thiết bị cho nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh”.

Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy nông nghiệp đã tìm hiểu, chắt lọc, lựa chọn được công nghệ xử lý rác thải chế biến sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh, đưa ra thị trường được dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại phù hợp với điều kiện Việt Nam, khắc phục những nhược điểm của một số công nghệ/phương pháp xử lý đã có trong thực tiễn. Đặc biệt hơn, kết quả của công trình đã được chuyển giao vào thực tiễn sản xuất và được doanh nghiệp này đánh giá cao.

Công nghệ xử lý rác thải chế biến sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh. Ảnh: Internet

Với hệ thống dây chuyền thiết bị cho nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp xanh với quy mô 5-10 tấn/h qua quá trình ứng dụng vào sản xuất ở Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai cho thấy, chất lượng của dây chuyền thiết bị đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra, dây chuyền hoạt động ổn định, chất lượng sản phẩm sau xử lý đạt kết quả tốt. Đồng thời, tiết kiệm nhân lực, năng lượng so với các dây chuyền tương đương trong và ngoài nước, điều đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Hệ thống dây chuyền thiết bị của đề tài trong giải pháp này có rất nhiều ưu điểm nổi trội, có nhiều tính mới, tính khoa học so với mẫu máy trong nước cũng như trên thế giới. Bởi vì nhiều máy móc, thiết bị chính trong hệ thống dây chuyền đồng bộ này đã được tích hợp nhiều ưu điểm từ nhiều máy của nhiều nước phát triển trên thế giới có công nghệ hiện đại (Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Hàn Quốc…), nhưng rất phù hợp với điều kiện ứng dụng ở Việt Nam.

Theo PGS. TS Nguyễn Đình Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thiết kế chế tạo máy nông nghiệp (RIAM), chủ nhiệm công trình cho biết việc ứng dụng thành công sản phẩm của đề tài đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội to lớn như: Giá thành đầu tư hệ thống dây chuyền thiết bị này của giải pháp tiết kiệm được khoảng 55 tỷ đồng so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ các nước châu Âu (Đức, Pháp); tiết kiệm được khoảng 27 tỷ đồng so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ các nước châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản). Chi phí vận hành sản xuất, khoảng 15-30% so với hệ thống dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc, Pháp; khoảng 25-45% so với hệ thống dây chuyền thiết bị tương tự trong nước đã có/đã sử dụng của cơ sở.

Bên cạnh đó, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện sống đối với doanh nghiệp và bà con nông dân, đặc biệt là các bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai; cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động cho người lao động bởi vì trước đây thường doanh nghiệp chưa sử dụng thiết bị xử lý mà thường chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của người lao động…

Mặt khác, khi sử dụng thiết bị xử lý đồng bộ, liên hoàn trong giải pháp này còn góp phần bảo vệ môi trường do có thể sử dụng nguồn hữu cơ từ rác thải sinh hoạt sau khi phân ly, tách ra được để sản xuất thành dinh dưỡng hữu cơ chất lượng cao, thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp "xanh”, bền vững ngày một phát triển hơn ở Việt Nam trong tương lai.

Ngoài ra, góp phần tác động thúc đẩy các ngành công nghiệp khác trong nước cùng phát triển như ngành môi trường, phân bón, cơ khí chế tạo máy, ngành vật liệu; tiết kiệm năng lượng điện do thiết kế tối ưu về kết cấu và sáng tạo về kỹ thuật đối với các thiết bị trong hệ thống dây chuyền thiết bị của nhà máy./.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.