moitruongplus Sáng 18/9, Liên minh Không rác Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh GreenHub, nhóm nghiên cứu e-Policy tổ chức tọa đàm trực tuyến về tính cấp thiết trong việc đưa Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) vào thực hiện ở Việt Nam.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực từ 1/1/2022, 6 lĩnh vực đầu tiên thực hiện EPR (Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất) là bao bì, thiết bị điện, điện tử, săm lốp, ắc quy - pin, phương tiện giao thông. Các sản phẩm bao bì, ắc quy, pin, dầu nhớt, săm lốp thực hiện từ ngày 1/1/2024. Sản phẩn điện, điện tử áp dụng từ ngày 1/1/2025 và phương tiện giao thông thực hiện từ 1/1/2027.
Doanh nghiệp có 3 lựa chọn: tự tái chế, thuê đơn vị tái chế hoặc ủy nhiệm cho một tổ chức thực hiện tái chế. Phương án khác là đóng góp vào quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, ngân sách đó dùng để tái chế rác thải từ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất.
Mục tiêu của EPR là nhằm tạo ra những khuyến khích tài chính đủ lớn để các nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm hướng tới giảm thiểu chất thải hoặc chuyển từ bao bì khó tái chế sang bao bì có giá trị tái chế cao. Nếu chính sách EPR được thiết kế tốt, có hiệu quả cao, Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm chất thải rắn, đặc biệt là ô nhiễm nhựa hiện đang rất nghiêm trọng.
Các nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm hướng tới giảm thiểu chất thải hoặc chuyển từ bao bì khó tái chế sang bao bì có giá trị tái chế cao. Ảnh minh họa
Hiện nay ít nhất 80% chi phí vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Khi quy định này được thực thi, nhà sản xuất không muốn chi trả EPR nhiều thì thay đổi thiết kế, dùng bao bì có khả năng tái chế cao hoặc chuyển sang kênh phân phối bao bì tái sử dụng nhiều lần.
Liên minh Không rác Việt Nam, GreenHub đề xuất tất cả các doanh nghiệp có sản phẩm bao bì đều phải thực hiện trách nhiệm EPR bất kể chủng loại, quy mô. Kèm theo đó là danh mục các sản phẩm, bao bì cần đóng góp tài chính gồm tất cả như túi, bao gói nhỏ, sản phẩm sử dụng một lần, bao bì mỹ phẩm...
Ông Hoàng Đức vượng, Chủ tịch chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam cho nếu quản lý tốt EPR thì môi trường sẽ thay đổi hoàn toàn trong những năm tới. Việt Nam sẽ hình thành ngành công nghiệp tái chế bài bản, có kiểm soát môi trường. Các doanh nghiệp sẽ không phải nhập khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn phế liệu từ các nước khác, tận dụng được nguồn rác thải rắn trong nước để sản xuất./.
Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.
Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.
Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.
Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.
Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.