moitruongplus Biển Đông vừa xuất hiện một vùng áp thấp và có khả năng mạnh lên. Do ảnh hưởng của vùng áp thấp Bắc Bộ có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 1h sáng nay (18/7), vùng áp thấp có vị trí ở khoảng 19,0-20,0 độ vĩ Bắc; 114,5-116,5 độ Kinh Đông nằm trên rãnh áp thấp có trục ở khoảng 18,0-20,0 độ Vĩ Bắc.

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nối với rãnh áp thấp có xu hướng nâng trục dần lên phía Bắc, từ nay đến ngày 20/7 ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Vùng áp thấp hình thành trên Biển Đông, có khả năng mạnh lên trong những giờ tới. (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia)

Từ nay đến khoảng ngày 24-25/7, ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, sóng biển cao từ 2,0-4,0 m, biển động. Vùng áp thấp này có khả năng mạnh lên trong 24h tới.   

Để chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên và thời tiết nguy hiểm trên biển Đông, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có công văn số 349/VPTT ngày 17/7 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau về việc ứng phó với vùng áp thấp và thời tiết nguy hiểm trên biển Đông.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của vùng áp thấp, gió mùa Tây Nam trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Đồng thời, trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

PV (T/H)

Các tin khác


Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bình đẳng giới

Chiều 16/3 (theo giờ New York, Hoa Kỳ), Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Khóa họp thường niên lần thứ 66 của Ủy ban Địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW).

Từ ngày 7/3, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh

Theo TT Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng nồm ẩm ở miền Bắc kéo dài từ nay đến ngày 6/3. Ngày 7/3, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh có cường độ vừa, trời chuyển rét kèm mưa rào vào buổi sáng và trưa, nhiệt độ giảm dần vào chiều và đêm.

Sương mù bao phủ Hà Nội

Ngay từ đầu giờ sáng bầu trời Hà Nội và khu vực lân cận mù mịt, bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc.

Hà Nội duy trì thời tiết nồm ẩm

Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng thủy văn, thời tiết ngày 2/3 nhiều mây, trời ấm hơn nhưng khó nắng vào buổi sáng. Nhiệt độ hiện tại khoảng 20 độ C, nhiều mây âm u, trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ cao nhất khoảng 25 độ.

Cháy rừng nghiêm trọng trên toàn cầu có thể tăng 14% vào năm 2030

Ðây là một trong những con số báo động mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và tổ chức phi lợi nhuận GRID-Arenda đưa ra.

Trong tháng 3, không khí lạnh suy giảm dần về cường độ, nắng nóng gia tăng ở Nam Bộ

Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 3/2022, MJO (Madden-Julian Oscillation là một dao động nội mùa trong khu vực nhiệt đới) có khả năng tác động, góp phần gia tăng mưa, mưa rào cục bộ ở vùng ven biển khu vực phía nam Việt Nam.