moitruongplus Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang chịu tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu (BÐKH). Hạn hán, xâm nhập mặn là hai loại thiên tai đã và đang tác động mạnh đến toàn vùng.


Người dân Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với tác động của BĐKH. Ảnh: Internet

Đồng bằng sông Cửu Long luôn phải chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, sự xâm nhập mặn và đất bị ô nhiễm. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam bởi sự xâm nhập mặn với 1,8 triệu ha diện tích đất bị nhiễm mặn. 

Theo dự báo, tình hình hạn hán năm 2021 khốc liệt và kéo dài, người dân trong vùng còn gọi là "hạn Bà Chằn". 

Việc phân tích và nhận biết được những nguy cơ biến đổi khí hậu đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp các địa phương chủ động những kế hoạch và phương án ứng phó hợp lý, giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với biến đối khí hậu.

Theo nghiên cứu dự báo của Tổ chức Oxfam, nguy cơ đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt do biến đổi khí hậu là:

1. Đến khoảng năm 2100, mực nước biển có thể dâng lên trong khoảng 30cm đến 1m. Nhiều khả năng nước biển sẽ dâng lên mức 1m hơn, lúc đó thì 90% diện tích của đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập lụt hàng năm.

2. Đến năm 2030, khả năng nước biển dâng có thể làm cho khoảng 45% diện tích đất của Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn hoàn toàn và mùa vụ bị thiệt hại do lũ lụt.

3. Lưu lượng nước vào mùa khô của sông Cửu Long được dự đoán sẽ giảm đi từ 2 - 4% vào năm 2070, đây là một yếu tố khác góp phần vào hiện tượng nhiễm mặn và thiếu nước.

4. Suy giảm năng suất mùa vụ có thể làm ảnh hưởng tới vụ lúa xuân dự đoán sẽ giảm 8% vào năm 2070.

Tuy nhiên, trước sự thích ứng của con người với tự nhiên phải sống chung và thích nghi, với chủ trương và định hướng chiến lược của Chính phủ trong phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là phải biến thách thức thành cơ hội; lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Nhờ đó không chỉ hạn chế được thiệt hại, mà còn giúp cho "vựa lúa", "vựa thủy sản", "vựa trái cây" của cả nước ngày càng phát huy hiệu quả.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bình đẳng giới

Chiều 16/3 (theo giờ New York, Hoa Kỳ), Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Khóa họp thường niên lần thứ 66 của Ủy ban Địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW).

Từ ngày 7/3, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh

Theo TT Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng nồm ẩm ở miền Bắc kéo dài từ nay đến ngày 6/3. Ngày 7/3, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh có cường độ vừa, trời chuyển rét kèm mưa rào vào buổi sáng và trưa, nhiệt độ giảm dần vào chiều và đêm.

Sương mù bao phủ Hà Nội

Ngay từ đầu giờ sáng bầu trời Hà Nội và khu vực lân cận mù mịt, bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc.

Hà Nội duy trì thời tiết nồm ẩm

Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng thủy văn, thời tiết ngày 2/3 nhiều mây, trời ấm hơn nhưng khó nắng vào buổi sáng. Nhiệt độ hiện tại khoảng 20 độ C, nhiều mây âm u, trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ cao nhất khoảng 25 độ.

Cháy rừng nghiêm trọng trên toàn cầu có thể tăng 14% vào năm 2030

Ðây là một trong những con số báo động mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và tổ chức phi lợi nhuận GRID-Arenda đưa ra.

Trong tháng 3, không khí lạnh suy giảm dần về cường độ, nắng nóng gia tăng ở Nam Bộ

Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 3/2022, MJO (Madden-Julian Oscillation là một dao động nội mùa trong khu vực nhiệt đới) có khả năng tác động, góp phần gia tăng mưa, mưa rào cục bộ ở vùng ven biển khu vực phía nam Việt Nam.