moitruongplus Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp mới đây có thể xảy ra thường xuyên gấp 14 lần ở châu Âu vào năm 2100.

Thời gian qua, lũ lụt thảm khốc tấn công Tây Âu, tàn phá Đức, Bỉ và Hà Lan đã khiến hơn 200 người chết, hàng trăm người hiện vẫn đang mất tích và con số tử vong tăng lên mỗi ngày.

Trong đó, Đức là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ở đất nước này trong gần một thế kỷ qua. Toàn bộ các thị trấn ở miền Tây nước này ngập trong nước. Trong khi đó, đường ray và nhiều tuyến đường bị hư hại nghiêm trọng do mưa lũ và ngập lụt. Trận mưa lũ nghiêm trọng đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 173 người tại Đức.

Thị trấn Erftstadt, bang North Rhine-Westphalia chìm trong biển nước. (Ảnh: AP)

Nhiều chuyên gia cho rằng, những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng và cháy rừng (diễn ra gần đây trên khắp Canada và Mỹ) là dấu hiệu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề hơn. Giới chuyên gia đánh giá đây là đợt mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong hàng chục năm qua và có thể xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai, thậm chí với cường độ mạnh hơn nữa.

Mới đây, một nghiên cứu dựa trên mô hình máy tính cho thấy, ở châu Âu, các cơn bão di chuyển chậm có thể trở nên phổ biến hơn 14 lần so với hiện nay vào năm 2100, trong kịch bản xấu nhất. Cơn bão di chuyển càng chậm thì lượng mưa đổ xuống càng nhiều trên một khu vực nhỏ và nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng càng lớn.

Từ trước, các nhà khoa học đã biết rằng khi nhiệt độ trong khí quyển tăng lên, điểm bão hòa độ ẩm cũng cao hơn. Cụ thể, nhiệt độ khi tăng thêm 1 độ C sẽ làm tăng khả năng giữ ẩm của không khí lên 7%, đồng nghĩa với thời gian mưa xuống sẽ lâu hơn và khi đến thời điểm, mưa lớn hơn nhiều vì khối lượng nước lớn. Nhiệt độ toàn cầu tăng cao cũng dẫn đến sự bốc hơi nhanh hơn của nước trên đất liền và trên biển, gây ra nhiều hiện tượng mưa cực đoan và các cơn bão mạnh hơn. 

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, sử dụng mô hình máy tính của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh để đánh giá sự thay đổi của các cơn bão di chuyển chậm theo kịch bản lượng khí thải carbon không bị cắt giảm mà tiếp tục tăng lên.

Theo đó, các cơn bão trong tương lai thậm chí di chuyển còn chậm hơn so với những cơn bão đã quét qua Đức, Hà Lan và các nước khác trong tuần qua, kéo theo mưa lớn hơn và lũ lụt nghiêm trọng hơn.

Cũng theo nghiên cứu, các cơn bão di chuyển chậm trên đất liền sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nhiều nhất là vào mùa hè. Abdullah Kahraman tại Đại học Newcastle (Anh), tác giả chính của nghiên cứu nhận định: "Vào mùa hè, đặc biệt là vào tháng 8, số cơn bão tăng cao nhất trên phần lớn lục địa châu Âu".

Đặc biệt, ngay cả các khu vực phía Bắc của châu Âu, với khí hậu lạnh hơn, cũng bị ảnh hưởng. "Toàn bộ châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh và Scandinavia, đều có khả năng hứng chịu nhiều hơn các cơn bão di chuyển chậm", Kahraman cho hay.

Cường độ và quy mô của những trận lũ lụt gần đây ở Tây Âu đã khiến các nhà khoa học khí hậu ngạc nhiên. Không ai có thể ngờ rằng các trận bão lũ kỷ lục lại xảy ra trên diện rộng và xảy ra sớm như vậy.

"Kết quả lần này cho thấy khí hậu sẽ khắc nghiệt như thế nào nếu con người không thực sự thay đổi về lượng khí thải”, Kahraman nhấn mạnh.

Có thể thấy, đây là một trong những phân tích đầu tiên mô hình hóa khí hậu của toàn châu Âu. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiếp tục xem xét cường độ xuất hiện các cơn bão di chuyển chậm thay đổi như thế nào trong các kịch bản khác, chẳng hạn như nếu cắt giảm lượng khí thải trong tương lai, nhưng nhìn chung họ cho biết tần suất xuất hiện các cơn bão như vậy có thể vẫn sẽ gia tăng.

PV (T/H)

Các tin khác


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Singapore

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước đến Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 24 đến 26-2 - chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia đến Singapore sau hai năm đại dịch.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam được Toàn quyền New Zealand chào đón tham gia World Cup

Bà Dame Cindy Kiro Toàn quyền New Zealand chúc mừng thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và nhiệt liệt chào đón Việt Nam tham gia World Cup được tổ chức sắp tới tại Australia và New Zealand.

Bế mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022

Sau hơn 2 hai tuần tranh tài, tối 20-2 tại sân vận động quốc gia mang tên “Tổ Chim” ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã chính thức khép lại bằng một lễ bế mạc rực rỡ sắc màu

Nữ hoàng Anh Elizabeth II mắc Covid-19

Điện Buckingham ngày 20-2 thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II, 95 tuổi, đã xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội chúc mừng tân Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan

Nhân dịp Ngài Erlan Zhakanovich Koshanov được bầu giữ trọng trách Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Kazakhstan, thay mặt Quốc hội Việt Nam và nhân danh cá nhân, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chúc mừng.

Lở đất ở Colombia khiếnnhiềungười thương vong

Ngày 8/2/2022, ít nhất 8 người đã thiệt mạng và 28 người bị thương trong vụ lở đất do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua ở thị trấn Pereira, miền Trung Colombia.