moitruongplus Nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi cảnh quan dãy núi Alps của Thụy Sĩ với tốc độ nhanh hơn dự tính, khi các sông băng tan chảy đã tạo ra hơn 1.000 hồ nước mới trên núi.

Theo một nghiên cứu mới công bố bởi Viện Khoa học và Công nghệ Thủy sản Liên bang Thụy Sĩ (Eawag), gần 1.200 hồ nước mới đã hình thành trên khu vực dãy Alps của nước này, tại những nơi từng có sông băng bao phủ kể từ "thời kỳ băng hà nhỏ", kéo dài từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.

Khoảng 1.000 trong số chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Số lượng này lớn hơn nhiều so với con số chỉ vài trăm mà các nhà nghiên cứu dự tính khi bắt đầu thực hiện dự án.

"Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 180 hồ nước mới đã xuất hiện chỉ trong thập kỷ qua, một sự tăng tốc đáng báo động", trưởng nhóm nghiên cứu Daniel Odermatt cho biết.

Biến đổi khí hậu đã khiến các sông băng của dãy núi tan chảy và dẫn đến việc hình thành 1.200 hồ mới kể từ năm 1850. (Ảnh: Eawag)

Đánh giá của Eawag cho thấy tốc độ hình thành hồ trên núi ở dãy Alps của Thụy Sĩ đạt đỉnh vào giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1973, với trung bình gần 8 hồ mới xuất hiện mỗi năm, sau đó suy giảm.

Tuy nhiên, xu hướng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn trước khi tốc độ tăng mạnh trở lại từ năm 2006 đến năm 2016, có tới 180 hồ mới xuất hiện, ước tính trung bình 18 hồ mỗi năm. Đồng thời, bề mặt nước cũng phình ra hơn 400 m2 mỗi năm. Đây là bằng chứng về sự thay đổi khí hậu ở dãy Alps, thậm chí sự thay đổi này ngày càng mạnh mẽ hơn. 

Qua khảo sát này, các nhà nghiên cứu đã thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ về sông băng trong bảy giai đoạn khác nhau từ năm 1850 đến năm 2016. Đối với mỗi hồ nước được hình thành từ năm 1850, Odermatt cùng các cộng sự đều ghi lại vị trí, độ cao, hình dạng và diện tích của chúng vào các thời điểm khác nhau, cũng như cấu trúc của đập tự nhiên và hệ thống thoát nước trên bề mặt.

Dựa trên những thông tin cơ bản như vậy, nhóm nghiên cứu có thể lường trước các mối nguy hiểm, bao gồm tình trạng lũ đột ngột trong trường hợp vỡ đập. Do đó, Eawag cảnh báo rằng, số lượng hồ trên núi càng nhiều thì nguy cơ lũ lụt càng tăng lên, đe dọa các khu định cư dưới chân núi.

Trước đó, theo một nghiên cứu khác của Viện Khoa học Thụy Sĩ công bố, các sông băng ở Thụy Sĩ tiếp tục bị thu hẹp với tốc độ đáng báo động trong năm này, trong khi lượng băng tích tụ trên sông băng Aletsch lớn nhất trên dãy núi Alps giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Nghiên cứu chỉ rõ, mặc dù năm 2020 chưa phải là năm có tỉ lệ băng tan đạt đỉnh, nhưng các sông băng trên dãy Alps của Thụy Sĩ vẫn không ngừng thu hẹp, mất 2% khối lượng băng trong năm 2020 và đang suy giảm đều đặn. Có đến 1/4 số sông băng mới hình thành đã bị thu hẹp hoặc biến mất hoàn toàn. Ngay cả khi thế giới đạt được mục tiêu trong Thỏa thuận Paris 2015, giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức ít nhất là 2 độ C vào cuối thế kỷ 21, 2/3 sông băng trên dãy núi dài nhất châu Âu này có thể vẫn sẽ biến mất.

Mỗi năm Trái Đất mất 1.200 tỉ tấn băng

Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí The Cryosphere, các nhà khoa học cho biết ước tính 28.000 tỉ tấn băng trên Trái Đất đã tan chảy - tương đương với một lớp băng dày 100 mét bao phủ toàn bộ Vương quốc Anh. Tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó.

Theo đó, lượng băng mất đi hàng năm đã tăng lên rõ rệt trong vòng 3 thập kỷ qua, từ 0,8 nghìn tỉ tấn mỗi năm trong những năm 1990 lên 1,3 nghìn tỉ tấn mỗi năm vào năm 2017.

Đặc biệt, lượng nước do băng tan tại Nam Cực, Greenland và các sông băng trên núi trong 3 thập kỷ qua đã khiến mực nước biển trung bình trên toàn cầu dâng thêm 3,5 cm. Còn tại Bắc Cực, tốc độ ấm lên đã tăng gấp hơn hai lần so với tốc độ trung bình trên toàn cầu trong 30 năm qua.


Theo Kinh tế Môi trường

Các tin khác


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Singapore

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước đến Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 24 đến 26-2 - chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia đến Singapore sau hai năm đại dịch.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam được Toàn quyền New Zealand chào đón tham gia World Cup

Bà Dame Cindy Kiro Toàn quyền New Zealand chúc mừng thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và nhiệt liệt chào đón Việt Nam tham gia World Cup được tổ chức sắp tới tại Australia và New Zealand.

Bế mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022

Sau hơn 2 hai tuần tranh tài, tối 20-2 tại sân vận động quốc gia mang tên “Tổ Chim” ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã chính thức khép lại bằng một lễ bế mạc rực rỡ sắc màu

Nữ hoàng Anh Elizabeth II mắc Covid-19

Điện Buckingham ngày 20-2 thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II, 95 tuổi, đã xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội chúc mừng tân Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan

Nhân dịp Ngài Erlan Zhakanovich Koshanov được bầu giữ trọng trách Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Kazakhstan, thay mặt Quốc hội Việt Nam và nhân danh cá nhân, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chúc mừng.

Lở đất ở Colombia khiếnnhiềungười thương vong

Ngày 8/2/2022, ít nhất 8 người đã thiệt mạng và 28 người bị thương trong vụ lở đất do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua ở thị trấn Pereira, miền Trung Colombia.