moitruongplus Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo tài chính của G20 (Nhóm các nền kinh tế lớn) đã công nhận định giá carbon là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu.

Mới đây, ngày 10/7 một cuộc họp của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã được tổ chức ở thành phố Venice (Italy), nơi đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng cao. Theo đó, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo tài chính của G20 (Nhóm các nền kinh tế lớn) đã công nhận "định giá carbon” là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy ý tưởng và điều phối các chính sách giảm khí thải carbon trên toàn cầu.

Tuyên bố trên đã đề cập đến việc định giá carbon trong một "bộ công cụ mở rộng", trong đó các quốc gia cần phối hợp để giảm phát thải khí nhà kính. Các công cụ đó chủ yếu là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và các công nghệ mới để thúc đẩy quá trình khử carbon và năng lượng sạch, bao gồm việc hợp lý hóa và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả đang khuyến khích tiêu dùng lãng phí. Do đó, nếu thích hợp sẽ sử dụng cơ chế định giá carbon cũng như các ưu đãi, đồng thời cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Định giá carbon là một công cụ tiềm năng để giải quyết biến đổi khí hậu. (Ảnh: Health Academy)

Được biết, tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến ​​công bố mức thuế điều chỉnh biên giới carbon gây tranh cãi đối với hàng hóa từ các quốc gia có lượng khí thải carbon cao.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nhận định: "Đây là lần đầu tiên trong một thông cáo của G20, chúng ta có thể đưa cụm từ "định giá carbon” như một giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”. 

Trước đó, Nghị viện châu Âu (EP) đã ủng hộ thiết lập thuế biên giới carbon để bảo vệ các doanh nghiệp EU trước việc hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn từ các quốc gia có tiêu chuẩn về môi trường thấp hơn. Theo đó, hàng hoá được xuất khẩu vào EU từ các quốc gia không có định giá lượng khí thải sẽ buộc phải đóng một khoản thuế tương ứng. Đây được xem là bước ngoặt trong việc tạo lập tiêu chuẩn kỹ thuật mới đối với các quốc gia các quan hệ thương mại với EU. Ý tưởng áp thuế phát thải carbon được nêu ra nhằm giải quyết tình trạng thất thoát carbon (carbon leakage).

Bên cạnh việc ủng hộ cắt giảm khí thải, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây đã kêu gọi tăng cường phối hợp quốc tế về các chính sách cắt giảm carbon để tránh xung đột thương mại.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) sẽ đánh thuế đối với hàm lượng carbon của hàng hóa nhập khẩu nhằm ngăn chặn "rò rỉ carbon” và việc chuyển giao sản xuất sang các quốc gia có hạn chế phát thải ít phức tạp hơn. Những người phản đối biện pháp này lo ngại rằng nó có thể trở thành một rào cản thương mại khác nếu không làm giảm lượng khí thải.

Định giá carbon - hướng đi bền vững cho tương lai

Các chuyên gia cho rằng, việc định giá phát thải carbon giúp ngăn chặn các hoạt động khai thác, sử dụng, tiêu dùng năng lượng quá mức bằng cách hạn chế và giảm thiểu khả năng sinh lời của các hoạt động đó.

Đồng thời, hạn chế việc phát thải khí nhà kính hiệu quả thông qua sử dụng các cơ chế thị trường để chuyển chi phí phát thải cho các nguồn phát theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Việc này giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, góp phần tạo doanh thu và thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các cơ sở phát thải khí nhà kính.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), định giá carbon không những làm giảm rõ rệt lượng khí nhà kính, nếu được áp dụng trong một giai đoạn dài, nó còn có thể tạo ra nguồn thu ngân sách đáng kể cho các quốc gia. Do đó, góp phần bảo vệ môi trường, khuyến khích đầu tư cho phát triển sạch cũng như huy động các khoản đầu tư tài chính cần thiết để khuyến khích đổi mới công nghệ, thúc đẩy các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế carbon thấp.

Hiện nay, trên thế giới đã có 96/185 quốc gia, trong đó có Việt Nam áp dụng định giá carbon. Trong năm 2019, với 61 công cụ định giá carbon được áp dụng tại 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ, 12 triệu tấn CO2 đã được kiểm soát, chiếm 22% tổng lượng phải thải khí nhà kính toàn cầu. Đến nay, đã có hơn 14.500 công ty, cơ sở tham gia định giá carbon và tạo ra hơn 4 tỉ tín chỉ carbon. Ngoài ra, việc định giá carbon còn mang lại 45 tỉ USD thu nhập ngân sách cho các nước.

Các tin khác


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Singapore

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước đến Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 24 đến 26-2 - chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia đến Singapore sau hai năm đại dịch.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam được Toàn quyền New Zealand chào đón tham gia World Cup

Bà Dame Cindy Kiro Toàn quyền New Zealand chúc mừng thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và nhiệt liệt chào đón Việt Nam tham gia World Cup được tổ chức sắp tới tại Australia và New Zealand.

Bế mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022

Sau hơn 2 hai tuần tranh tài, tối 20-2 tại sân vận động quốc gia mang tên “Tổ Chim” ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã chính thức khép lại bằng một lễ bế mạc rực rỡ sắc màu

Nữ hoàng Anh Elizabeth II mắc Covid-19

Điện Buckingham ngày 20-2 thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II, 95 tuổi, đã xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội chúc mừng tân Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan

Nhân dịp Ngài Erlan Zhakanovich Koshanov được bầu giữ trọng trách Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Kazakhstan, thay mặt Quốc hội Việt Nam và nhân danh cá nhân, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chúc mừng.

Lở đất ở Colombia khiếnnhiềungười thương vong

Ngày 8/2/2022, ít nhất 8 người đã thiệt mạng và 28 người bị thương trong vụ lở đất do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua ở thị trấn Pereira, miền Trung Colombia.